Tổng hợp một số giai thoại vui về Diogenes

Tổng hợp một số giai thoại về Diogenes:

1.

Tôi đái vào cái thằng gọi tôi là chó. Sao hắn lại ngạc nhiên nhỉ?

2.

Alexander nghe về danh tiếng Diogenes nên ghé thăm và nói rằng sẽ thực hiện mọi mong ước của ông.

- Vậy thì vui lòng bỏ cái bóng của ngài ra khỏi chỗ tôi tắm nắng - Diogenes đáp.

3.

- Tại sao ông lại đi ăn xin?

- Vì tôi muốn dạy mọi người.

- Dạy cái gì?

- Lòng nhân ái.

4.

- Loại rượu ngon nhất là gì?

- Là rượu mà người khác trả tiền.

5.

- Lúc nào là tốt nhất để ăn uống.

- Đối với người giàu thì là khi họ thích còn đối với người nghèo thì là khi họ được.

6.

- Tại sao người ta chỉ bố thí tiền cho ăn xin mà không cho tiền triết gia?

- Vì ai cũng nghĩ rằng một ngày nào đó mình có thể bị què, bị mù nhưng chả ai nghĩ là họ có thể trở thành triết gia cả.

7.

Diogenes giơ tay ra xin ăn trước cái bức tượng. Có người hỏi tại sao.

Ông bảo: "Để quen với việc bị từ chối."

8.

- Khi nào một người đàn ông nên kết hôn?

- Khi còn trẻ thì quá sớm còn khi già rồi thì quá muộn.

9.

- Ông già rồi, nên nghỉ ngơi đi là vừa.

- Anh chạy sắp đến đích rồi thì anh có chạy chậm đi không?

10.

- Ông đến từ đâu?

- Tôi là công dân của thế giới.

11.

Diogenes cầm đèn đi soi giữa ban ngày. Người ta hỏi ông tìm gì đấy. Ông trả lời:

- Tìm một người có phẩm giá nhưng mà chả thấy ai.

12. 

Diogenes thấy con trai của một gái bán hoa ném đá vào đám đông. Ông bảo:

- Coi chừng ném trúng bố mày đấy

13. 

Một đám người giaug tiệc tùng rồi ném xường về phía Diogenes, gọi ông là chó. Ông đường hoàng nhấc chân lên, tè như chó lên cả đám tiệc.

14.

Có lần người cung thủ bắn trượt mục tiêu. Diogenes liền vào ngồi ngay tấm bìa và bảo: "Ngồi đây thì khỏi lo chết".

15.

Plato định nghĩa con người là "Loài hai chân không có lông vũ" và được tán thưởng. Diogenes liền vặt lông một con gà và mang đến chỗ Plato và bảo: 

- Xem nè, lại đây mà coi loài người theo định nghĩa của Plato.

16. 

Diogenes xin ba quả sung từ vườn củ Plato, Plato cho hẳn một giạ. 

Diogenes than thở:

- Lần nào cũng vậy, hỏi có một, thằng chả đáp một ngàn.

17.

Plato đang cầm trên tay chiếc cốc và giảng về Thuyết Ý Niệm (theory of forms) cho học trò:

"Trên đời có cả ngàn chiếc cốc nhưng chỉ có một 'sự cốc'. Những chiếc cốc sẽ không tồn tại mãi nhưng 'sự cốc' thì tồn tại mãi, vô thủy vô chung, bất sinh bất diệt..."

Diogenes đi ngang qua, thấy vậy nói đế vào:

- Tôi chỉ thấy có chiếc cốc ở đây chứ chả thấy 'sự cốc' nào cả.

Plato vỗ vào đầu Diogenes một cái, cười:

- Bởi vì ông chỉ có cái cốc trước mắt chứ không có cái cốc trong đầu.

Diogenes:

- Cái cốc này đang rỗng đúng không?

Plato gật đầu.

- Vậy cái 'sự trống rỗng' đấy nằm ở đâu?

Plato đang bận suy tư, chưa kịp trả lời thì Diogenes vỗ vào đầu Plato một cái rồi bảo:

- Ở trong này này.

 


Diogenes là một nhà triết học người Hy Lạp và là một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa khuyển nho. Ông sinh ra ở Sinope, một thuộc địa của Ionian trên bờ Biển Đen của Anatolia vào năm 412 hoặc 404 TCN và qua đời tại Corinth năm 323 TCN. 

Diogenes là một nhân vật gây tranh cãi. Nhiều chi tiết trong cuộc đời của Diogenes không được xác thực vì các giai thoại về ông có rất nhiều dị bản. Nhưng dung mạo tinh thần của Diogenes thì dường như có điểm chung là nỗi khắc khoải về con người, là một nội tâm mạnh mẽ, tự do, dám sống chân thực nhờ triệt để rũ bỏ những mối ràng buộc thông thường vốn chi phối con người như của cải, hư danh và thói giả hình. 

Xem thêm