Người Maya còn được biết dưới cái tên: ”Người da đỏ Trung Mỹ”, họ sống vào thế kỷ 4-9 TCN. Mức độ phát triển của họ khiến chúng ta không thể tin rằng trình độ văn hóa thời đại đó lại cao đến vậy. Họ không những biết được rằng năm sao Kim có 584 ngày, năm Trái Đất có 365.242 ngày; kết quả của họ chính xác đến mức nếu đem so kết quả mà ta tìm được hiện này chỉ suýt soát nhau 0,0002 ngày. Ngoài ra họ còn để lại cho chúng ta cách tính thiên văn có giá trị sử dụng đến những 64.000.000 năm.
Họ là ai? Sống nơi nào? Họ chính là một bộ tộc chỉ khoảng 20.000.000 người tập trung ở vùng rừng rậm xa xôi hẻo lánh, thế mà nghiễm nhiên lại sáng lập ra “công thức kim tinh” nổi tiếng: Năm Mặt Trăng có 260 ngày, năm Trái Đất có 365, năm của sao Kim có 584. Những ước số bên trong những con số này còn khiến ta kinh ngạc hơn nhiều: chẳng hạn nếu ta lấy 365 chia cho 73 được 5,584 và lấy số này chia tiếp cho 73, ta được 8. Công thức như sau:
Mặt Trăng: 20 x 13 x 2 x 73 = 260 x 2 x 73 = 37.960
Mặt Trời: 8 x 13 x 5 x 73 = 104 x 5 x 73 = 37.960
Sao Kim: 5 x 13 x 8 x 73 = 65 x 8 x 73 = 37.960
Chu kỳ của tất cả các vì tinh tú là 37960; nghĩa là đến ngày này chúng ta sẽ trùng hợp lại.
Căn cứ vào phát hiện này, người Maya tuyên bố, đến lúc đó “Chư vị thần tiên” sẽ chọn vùng đất này để nghỉ ngơi.
Quả thật ở vào thời điểm hoang sơ vậy mà người Maya lại có thể sáng tạo ra bộ (21) lại còn xây nhiều kim tự tháp vĩ đại. Những hiểu biết chính xác của họ về sao Thiên Vương và sao Hải Vương khiến chúng ta không khỏi thắc mắc: liệu họ có phải là hậu duệ của người sao Kim không?
Người Maya sùng bái “thần rắn lông vũ”, và vị thần này xuất hiện ở hầu hết tất cả các công trình kiến trúc. Họ tin rằng thần rắn lông vũ đến từ một nước có Mặt Trời xuất hiện, thần mặc áo bào trắng, có chòm râu dài. Thần quy định bộ luật cho nhân dân, từ đó nhân dân Maya sống có kỷ cương phép tắc hơn. Thần còn thông hiểu khoa học, nghệ thuật và biết nhiều phong tục tập quán tốt, đồng thời thần còn giúp nhân dân Maya gieo trồng lương thực và cây bông lấy sợi. Chính nhờ thần mà nhân dân Maya có cơm ăn áo mặc. Sau khi làm nhiều việc giúp đỡ nhân dân Maya, thần ngồi thuyền đến sao Kim, trước khi đi thần có hứa sẽ quay lại. Do đó, người Maya vô hình trung đã kiến tạo nên nhiều kim tự tháp mang hình thần rắn lông vũ ở Atlantis.
Năm 1935, một nhà khảo cổ học đã phát hiện một mẫu đá điêu khắc. Những nhân vật trên phiến đá rất giống một người đang phóng xe gắn máy. Tuy nhiên chiếc xe máy đó hao hao giống hỏa tiễn, vì nó có cửa khoang, phía đuôi còn có lửa phun ra. Bộ trang phục của người cưỡi xe cực kỳ giống bộ quần áo của các phi hành gia ngày nay. Nhân vật trên phiến đá đang hết sức chăm chú nhìn vào những sự vật trước mặt. Nhiều nhà khoa học trên khắp thế giới đều cho rằng đây là một thiết bị bay của người Maya.
Vùng đất người Maya chọn để sinh sống cũng khiến chúng ta không khỏi thắc mắc. Số là họ xây dựng thành phố ngay trong rừng, xung quanh đều có nguồn nước thiên nhiên, thế mà họ lại còn xây dựng những hồ chứa nước khổng lồ. Từ hiện tượng này, nhiều người nghi ngờ và tự hỏi liệu đây có phải là những phương tiện đi lại dành cho thần rắn không?
Bên cạnh đó người Maya còn có 1 điểm đáng chú ý nữa, đó là khoảng sau năm 600 TCN, dường như họ đã không để lại cho đời những công trình nào nữa cả, hơn thế nữa, đột nhiên họ lại rời bỏ thành phố kiên cố mà họ đã tốn nhiều công sức mà thời gian mới xây dựng xong; họ từ bỏ cả những di sản văn hóa quý giá và đặt dấu chấm hết cho nên văn hóa Maya huy hoàng. Sự thay đổi quá ư bất ngờ này đã thật sự khiến các nhà khảo cổ học đau đầu. Họ đưa ra rất nhiều giả thuyết, tựu trung có 3 ý chính sau:
Một là giả thuyết “bị xâm lược”. Nhưng thời đó dân tộc Maya là một dân tộc mạnh không ai sánh bằng, hơn nữa chẳng có một dấu vết nào để chứng minh rằng đã có cuộc chiến xảy ra ở vùng đất này. Giả thuyết thứ 2 là “do sự thay đổi khắc nghiệt của khí hậu”. Nhưng, một lần nữa, không ai tìm thấy được chứng cứ chứng minh rằng vùng đất này bị thiên tai, hỏa hoạn... Giả thuyết thứ 3 là “do có dịch bệnh hoành hành”, nhưng cũng như 2 giả thuyết trên, giả thuyết này không có sức thuyết phục.
Đến niên đại 70 lại xuất hiện một giả thuyết mới. Tổ tiên người Maya đã từng gặp mặt “Thần Trời”, và thần có hứa nếu dân Maya xây xong các kiến trúc đúng theo chu kỳ của lịch thì thần sẽ trở về. Chính lời hứa này mà nhân dân Maya đã xây dựng nhiều đền thờ và kim tự tháp, với ước mong chờ thần rắn lông vũ trở về ngự trị. Nhưng chờ mãi, chờ mãi... họ vẫn không thấy “thần trời” xuất hiện. Thất vọng rồi chuyển sang hoài nghi, họ tự hỏi liệu có phải do sai sót trong việc tính lịch năm hay ko? Cuối cùng, trong trạng thái thất vọng và hoang mang, họ quyết định rời bỏ vùng đất ấy, họ đi mãi, đi mãi và cuối cùng dừng chân ở miền Trung Mỹ.