Bụi vào mắt thì làm thế nào?

Những ngày gió to, đi ngoài trời, cát bụi rất dễ bay vào mắt. Vì mắt là cơ quan thị giác rất nhạy cảm nên dù hạt bụi nhỏ hơn hạt cải, ta cũng đã cảm thấy rất khó chịu. Lúc đó, một số người dùng tay giụi mắt, hy vọng đẩy bụi ra ngoài. Nhưng việc này dễ gây tổn thương cho nhãn cầu.

Như ta đã biết, con mắt giống như máy ảnh vô cùng tinh xảo. Giác mạc giống như một lớp thủy tinh mỏng che phía trước. Nó trong suốt, trơn phẳng để cho ánh sáng đi vào tận đáy mắt. Sau khi mắt bị bụi vào, nếu dùng lực giụi mắt thì lớp thủy tinh này sẽ bị rạch thành nhiều đường, khiến cho mắt mờ đi, nhìn không rõ.

Vậy khi mắt bị bụi thì làm thế nào? Trước hết, ta cần lợi dụng nước mắt. Bình thường trong mắt luôn có nước mắt, có tác dụng bôi trơn nhãn cầu. Khi mắt bị bụi, nước mắt tăng lên rất nhiều. Để nước mắt cuốn trôi bụi dễ dàng, hãy nhắm mắt lại, dùng tay nắm mí mắt kéo nhẹ nhàng mấy lần. Nếu làm cách này vẫn không đỡ thì có thể nhờ người khác lật mí mắt lên, dùng vải mềm hoặc bông xoa nhẹ, hoặc nhúng mắt vào nước sạch rồi nhấp nháy.

Nếu sau khi lật cả hai mí mà không tìm thấy bụi, nhưng mắt vẫn có cảm giác cộm xốn thì có thể bụi đã dính vào giác mạc. Lúc đó, nên đến bệnh viện kiểm tra, nhờ bác sĩ xử lý.

Làm thế nào để tính số lượt trận đấu cho thể thức thi đấu loại trực tiếp?

Giả sử ở trường bạn đang tổ chức một cuộc thi đấu cờ theo thể lệ đấu loại trực tiếp, ví dụ số người ghi tên thi đấu là 50, bạn có thể tính được số...

Thế nào là kiến trúc không trở ngại?

Sự tiến bộ của xã hội văn minh, đòi hỏi phải làm sao cho người tàn tật cũng như người khoẻ mạnh, có thể tham gia hoạt động xã hội như nhau. Để cho...

Tại sao rừng có thể điều tiết khí hậu?

Mọi người thường nói rừng là một kho chứa nước phong phú của thiên nhiên, là bộ máy điều tiết khí hậu, cũng là vệ sĩ để giữ nước cho đất.

Tại sao thực vật lại được coi là bộ máy cảnh báo ô nhiễm bầu khí quyển?

Ở vùng Nam Kinh, Trung Quốc, có một lần người ta phát hiện cây tùng tuyết vào mùa xuân khi ra chồi non, lá kim bị vàng và cháy khô. Sau khi kiểm tra...

Vì sao chỉ cần đẩy, kéo nhẹ làcó thể đóng, mở các cánh cửa xếp?

Các bạn sống ở thị trấn, thành phố, trên đường đi học, về nhà qua các phố; chắc bạn thấy có cửa hiệu, nhà ở có các tấm cửa xếp bằng thép nặng nề....

Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió...

Tại sao nói hoa là do lá biến thành?

Vấn đề này rất thú vị. Thế kỉ XVIII, nhà thơ Đức đã có câu thơ về “hoa do lá biến thành” và được sự đồng tình của không ít người.

Vì sao con “mã” lại có thể đi đến vị trí bất kì trên bàn cờ tướng?

Trong bàn cờ tướng Trung Quốc con “mã” đi theo quy tắc là nhảy đến đỉnh đối diện của chữ nhật. Liệu con “mã” có thể đi đến vị trí bất kì trên bàn cờ...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...