Dùng chất dẻo làm bao bì thực phẩm có độc không?

Kẹo, bánh, mứt, nước ngọt là các loại thực phẩm thường được đựng trong bao bì bằng chất dẻo. Qua lớp màng mỏng trong suốt bóng láng, trông thực phẩm tươi ngon, hấp dẫn, cách ly hoàn toàn vi khuẩn, bảo đảm tinh khiết. Thực phẩm còn giữ một phần nước nhất định, không để bị khô. Dùng chất dẻo làm bao bì thực phẩm có chỗ tốt là không dây vào các vật xung quanh, không vỡ hỏng, mang đi lại rất tiện lợi.

Thế nhưng cũng có người nói: Dùng chất dẻo làm bao bì cho thực phẩm, tiện lợi thì đúng là tiện lợi thật, nhưng chỉ sợ bị nhiễm độc. Có thật như vậy không?

Thông thường, chất dẻo dùng làm bao bì thực phẩm không độc, bởi vì bao bì thực phẩm thường được chế tạo bằng polyetylen hoặc nilong không độc. Khi chế tạo polyetyeln người ta không cho thâm nhiễm các chất khác. Nhờ đó polyetylen nhẹ, mềm, có độ bền cao với ánh sáng Mặt Trời, không khí, nước và các hoá chất, không cần chất ổn định và chất tăng dẻo độc hại. Vì vậy dùng loại chất dẻo polyetylen làm bao bì thực phẩm sẽ an toàn, không độc hại. Nhưng polyetylen cũng có để chất khí lọt qua chút ít, nếu dùng polyetylen để bao gói hương liệu hoặc chất có mùi, một phần mùi hương và mùi vị khác có thể bị bay đi. Trong trường hợp này dùng màng mỏng nilong làm bao bì sẽ bền và tốt hơn.

Còn việc dùng các chất dẻo khác làm màng mỏng có độc hay không thì phải phân tích kỹ hơn, cụ thể hơn. Ví dụ thử phân tích trường hợp polyclovinyl. Trong màng polyclovinyl có chất hoá dẻo và phần clovinyl còn dư, đều là những chất độc. Ta phân tích trường hợp polyphenylen. Trong nhựa polyphenylen có lượng phân tử phenylen còn dư. Phenylen có thể hoà tan vào dầu nên độc đối với người. Với vật liệu lấy anđehyt fomic làm cơ sở để chế tạo chất dẻo thì khi tiếp xúc với nước, với các chất có nước, có dầu, cho dù ở nhiệt độ thường, thì anđehyt fomic sẽ hoà tan vào nước và dầu và đi vào trong thực phẩm, nên có hại cho sức khoẻ.

Từ đó có thể thấy chỉ có thể dùng polyetylen hoặc nilong làm màng mỏng bao gói thực phẩm là không độc, còn các loại chất dẻo khác đều không sử dụng được làm bao bì thực phẩm.

Mãnh thú khi nhìn thấy con mồi trên màn ảnh có thể phân biệt được thật, giả không?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà động vật học người Đức đã làm một thí nghiệm sinh động.

Ô tô dùng nitơ lỏng làm nguồn năng lượng có lợi gì?

Mọi người đều biết, các ô tô mà chúng ta thấy trên đường cái, hầu như đều chỉ dùng nguồn năng lượng bằng xăng hoặc dầu điêzen. Tuy nhiên, các nguồn...

Trên Mặt trăng có không khí và nước không?

Những đêm trời sáng, giữa các chòm sao lấp lánh, Mặt Trăng hiện ra đặc biệt sáng. Ngày xưa vì trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế, từng tưởng tượng...

Tại sao có một số cây già bị rỗng thân nhưng vẫn sống được?

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Thân những cây này bị rỗng không phải là do cấu tạo vốn...

Đường sắt một ray có những ưu điểm độc đáo nào?

Nói đến đường sắt, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến hai đường ray chạy thẳng tít về phương xa. Nhưng bạn đã thấy đường sắt một ray chưa? Đoàn tàu chạy trên...

Tại sao quả của trước khi chín thì lại cứng, xanh, chát, còn sau khi chín lại mềm, ngọt và thơm?

Có rất nhiều quả của thực vật trước khi chín và sau khi chín xảy ra những thay đổi như trò diễn ảo thuật, trước khi chín cứng, xanh chua, chát, sau...

Tại sao có thể dùng băng từ để ghi và phát lại âm thanh và hình ảnh?

Khi ghi âm hay ghi hình, thông qua micro hoặc thông qua máy quay phim, ta thấy trước tiên âm thanh và hình ảnh sẽ được biến thành tín hiệu điện.

Vì sao toán học cần lôgic nhưng lại không phải là lôgic học?

Toán học là ngành học nghiên cứu tính “chặt chẽ” và tính “chuẩn xác”. Trong các phép tính toán đều phải thực hiện từng bước theo các quy tắc tính.

Đường sắt siêu dài không có khe nối khác với đường sắt thông thường như thế nào?

Trước kia mỗi lần đi tàu hoả, ta thường cảm thấy đoàn tàu không những rung động, toa tàu không ngừng va đập với đường ray, phát ra tiếng kêu "cắc cụp"...