Hai anh em - Truyện cổ tích Việt Nam

Ngày xưa có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm hai anh em ở với nhau. Người anh thì chăm chỉ làm lụng còn người em thì chỉ chơi bời lêu lổng, suốt ngày chẳng mó tay vào việc gì. Một hôm người anh bảo em:

- Em à cha mẹ chết đi cũng để cho mình một ít của cải nhưng chúng mình không chịu làm thì chẳng bao lâu nữa chúng mình cũng sẽ đói khổ thôi. Vì vậy ngày mai chúng mình phải đi mỗi người một nơi để kiếm việc làm ăn. Lúc nào đời sống khá giả chúng mình lại quay về gặp nhau e nhé!

Người em vâng lời.

Sáng hôm sau hai anh em chia tay nhau, mỗi người đi một ngả. Người anh vừa ra khỏi làng thì gặp một cánh đồng lúa đang chín rộ. Từng tốp thợ đang hối hả gặt, người anh bèn xuống đồng gặp giúp. Anh gặt rất nhanh, gặt đến đâu sạch đến đó, những người thợ gặt hài lòng. Gặt xong họ biếu anh mấy gồi lúa. Anh cảm ơn những người thợ gặt rồi đem lúa đi đổi lấy gạo làm lương ăn đường. Anh lại tiếp tục đi, đi một quãng anh gặp một ruộng bông. Những quả bông chín trắng xóa khắp cả cánh đồng. Nhiều người đang mải miết hái bông. Trời nắng gắt người nào người nấy mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại, thấy thế anh bèn xuống hái giúp. Anh hái cũng rất nhanh không sót quả nào. Những người hái bông nhìn anh cười vui vẻ. Hái xong họ tặng anh một ít bông. Anh cảm ơn rồi đem bông đổi lấy vải may quần áo mặc rồi lại lên đường. Đi một quãng nữa, anh gặp một cụ già tóc trắng như cước, da đỏ như quả bồ quân. Thấy anh cụ già nói:

- Ta có một cây bí ngô rất quý sắp bị chết khát. Ta muốn nhờ con cho nó uống nước để cứu sống nó.

Người anh nhận lời rồi tìm đến ruộng bí ngô. Quả nhiên anh thấy một cây bí ngô héo rũ trên mặt ruộng. Cách đấy có một đôi thùng của ai để sẵn. Anh vội vàng cầm đôi thùng để đi gánh nước. Đường ra suối rất xa, lại gồ ghề khúc khủy. Nhưng anh vẫn chịu khó xách hết thùng này đến thùng khác để lấy nước tưới cho cây bí ngô. Ròng rã 3 tháng trời, cây bí ngô dần dần tươi trở lại, rồi ra hoa kết quả. Những quả bí ngô lớn rất nhanh, chỉ có mấy ngày mà quả đã to bằng chiếc thúng cái. Một hôm, anh đang xách nước tưới thì cụ già đến. Cụ nói với anh:

- Con đã khó nhọc để tưới cho cây bí ngô của lão khỏi chết khát. Để trả ơn con lão tặng cho con quả bí ngô to nhất đấy!

Người anh tạ ơn cụ già rồi cúi xuống hái bí. Lúc nhìn lên thì cụ già đã biến mất. Ngạc nhiên quá, anh lấy dao ra bổ quả bí ngô ra xem thử, thì thấy trong ruột bí ngô toàn vàng là vàng, những thỏi vàng lấp lánh rất đẹp. Biết là tiên đã thưởng công cho mình, người anh bèn thu nhặt số vàng rồi quay về.

Còn người em, từ lúc ra đi cũng gặp một đồng lúa chín rộ. Những người thợ cũng nhờ người em gặt giúp. Nhưng người em đáp:

- Gặt lúa phải cúi đau lưng lắm.

Anh ta nói thế rồi bỏ đi. Những người thợ gặt nhìn theo anh ta mắng:

- Rõ là đồ lười biếng.

Đi qua một quãng, người em cũng gặp một cánh đồng bông. Những quả bông chín quá nổ tung rơi cả xuống mặt đất. Những người hái bông cũng nhờ người em hái giúp. Nhưng người em đáp:

- Hái bông cũng đau tay chết. Tôi chịu thôi.

Rồi anh ta bỏ đi. Đi được một quãng nữa gặp cụ già, cụ già cũng nhờ người em tưới cho cây bí ngô. Người em từ chối. Cụ già mắng:

- Rõ đồ lười biếng.

Anh ta chẳng chịu làm gì nên không ai cho lúa, không ai cho bông. Vì thế không có gạo ăn, không có vải mặc. Đói khát, rách rưới phải đến gặp cụ già xin một quả bí ngô cho ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí. Bổ ra trong ruột chỉ toàn đất là đất. Xấu hổ người em không dám quay về gặp anh nữa.

Chờ mãi không thấy em về, người anh bèn đi tìm thì thấy người em nằm lả ra cạnh một ruộng bí ngô vì đói quá. Người anh đưa em về lấy cơm cho em ăn, lấy nước cho em uống, lấy áo cho em mặc. Được ăn uống người em dần dần tỉnh táo trở lại. Rồi kể cho anh nghe chuyện mình không chịu gặp lúa, không chịu hái bông, và không cho bí ngô uống nước.  

Nghe xong người anh bảo:

- Tại e lười biếng không chịu làm việc nên suýt bị chết đói đấy! Nếu em chịu khó làm lụng thì em cũng sẽ sung sướng như mọi người thôi.

Nghe anh nói người em thật sự hối hận. Từ đấy người em rất chăm chỉ lao động. Hai anh em sống rất sung sướng...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Cây tre trăm đốt

Chuyện xưa kể lại rằng, ở vùng nọ có một người nông phu rất nghèo khó, vì vậy nên anh ta không còn cách nào khác là phải đến ở cho nhà một phú ông vô cùng giàu có...

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...

Người con gái Nam Xương

Ngày xưa, ở làng Nam-xương có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Nàng lấy chồng là Trương sinh vốn là người cùng làng. Trương sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ...

Cậu bé Tích Chu

Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Truyện cổ tích Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám...

Sự tích Thánh làng Chèm

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...