Hải sâm sau khi bị mất đi nội tạng tại sao không bị chết?

Hải sâm là một loài động vật nhỏ sống ở biển, nhưng nó không linh hoạt như loài cá có thể bơi nhanh trong nước. Chính vì vậy, khi gặp phải kẻ địch đuổi theo, nó thường áp dụng thuật phân thân "vứt xe bảo vệ tướng", đó chính là đột ngột vứt đi nội tạng của mình, phân tán sự chú ý của kẻ địch để thừa cơ trốn thoát. Rất kì lạ là hải sâm mất đi nội tạng lại không chết, chỉ cần sau khi sinh sống ổn định nó lại có thể mọc ra "lục phủ ngũ tạng" mới.

Tại sao loài người hay động vật bậc cao mất đi nội tạng sẽ bị mất đi sinh mạng, còn hải sâm lại không? Trên thực tế, đây là một vấn đề khả năng tái sinh mạnh yếu. Động vật bậc thấp, đồng thời cũng bao gồm cả thực vật có khả năng tái sinh tương đối mạnh. Sau khi chúng bị thương hay bị mất đi một bộ phận nào đó của cơ thể có thể làm kín miệng vết thương tương đối nhanh, hoặc làm sống lại phần thân thể bị mất đi. Hải sâm thuộc động vật bậc thấp, nó có thể mọc lại nội tạng chính là ví dụ điển hình về khả năng tái sinh mạnh. Còn động vật bậc cao sau khi bị thương, do khả năng tái sinh tương đối yếu, nói chung chỉ có thể làm kín miệng vết thương, chứ không thể mọc lại một phần thân thể và tứ chi nào đó hay một cơ quan nội tạng nào đó.

Khả năng tái sinh mạnh của động vật bậc thấp đôi khi làm người ta kinh ngạc.

Trước đây, có ngư dân nuôi con hàu và một số động vật nhuyễn thể khác có thể ăn được ở bờ biển. Do ở trong vùng biển này có một loại sao biển sinh sống, nó là kẻ địch của con hàu, thường ăn thịt bên trong của vỏ sò, làm cho ngư dân bị tổn thất hàu rất lớn. Để trừng phạt những kẻ đáng ghét này, người ngư dân chỉ cần bắt được con sao biển, xé chúng làm hai mảnh hoặc chặt thành mấy đoạn vứt xuống biển. Không ngờ "thi thể bị cắt nát" của sao biển không những không chết đi, trái lại mỗi đoạn đều thành một con sao biển hoàn chỉnh khác số lượng trở nên ngày càng nhiều. Sự phát sinh của bi kịch này chính là kết quả do ngư dân không hiểu rằng sao biển có khả năng tái sinh mạnh mẽ như vậy.

Ngoài vấn đề này, sau khi giun đất bị cắt đoạn, qua khả năng tái sinh có thể làm cho mình khôi phục lại như cũ; một nhãn cầu của cua nếu như bị hỏng lại có thể mọc ra một nhãn cầu mới rất nhanh. Điều khiến người ta kinh ngạc là, đưa một loài thuỷ tức thuộc động vật xoang tràng chặt thành mấy đoạn nhỏ, không chỉ mỗi đoạn đều có thể sinh ra một con thuỷ tức nhỏ, mà sau khi đầu của nó bị bổ ra lại có thể thành một con thuỷ tức quái vật hai đầu.

Vì sao vật liệu nanomet lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học kỹ thuật?

Kỹ thuật nanomet xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX, do những tính chất kỳ lạ của vật liệu nanomet, là một trang mới trong kỹ thuật cao.

Vì sao kim loại lại biến thành thủy tinh kim loại?

Ta biết rằng thủy tinh và kim loại là hai loại vật liệu khác nhau. Nhưng ngày xưa đã xuất hiện một trạng thái mới của kim loại đó là trạng thái thủy...

Tại sao hàng ngàn hàng vạn người cùng làm việc trên một mạng mà không bị rối loạn?

Xã hội loài người đã bước vào thể kỷ XXI bằng bước đi vững chắc, một thời đại thông tin mới mẻ đã đến, làn sóng xây dựng xa lộ thông tin toàn cầu đang...

Sao chổi Halley được phát hiện như thế nào?

Sao chổi có thể được xem là một loại thiên thể được con người chú ý nhất trên bầu trời ban đêm. Trên bầu trời đầy sao và tĩnh lặng, sao chổi giống như...

Vì sao khi chạy, tim đập nhanh hơn?

Tim giống như một cái bơm tự động, ngày đêm không ngừng co bóp, đưa máu chứa ôxy và chất bổ đến khắp cơ thể. Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, lượng máu từ tim...

Vì sao ong hút mật?

Để làm ra mật, ong thu thập mật hoa. Vì trong mật hoa có chứa nhiều nước nên ong cần làm việc vất vả hơn để làm khô lượng nước này.

Vì sao không dùng nước thải để tưới ruộng?

Dùng nước thải để tưới ruộng đã có một lịch sử lâu đời. Thời kỳ trước Công nguyên, Trung Quốc cổ đại đã từng dùng nước thải để tưới ruộng.

Thế nào là hệ thống giao thông thông minh?

Bạn đã nghe nói đến ITS chưa? Đó là ba chữ tiếng Anh viết tắt của cụm từ "Hệ thống giao thông thông minh". Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đến nay...

Tiết khí được xác định như thế nào?

Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày 5h48'46, Trái Đất tự quay quanh mình một vòng mất 23h56'4. Vì quỹ đạo quay quanh Mặt Trời không...