Hổ và các con vật nhỏ bé

Ngày xưa, ở trên núi Ba Vì có một con Hổ rất hung dữ. Mỗi khi bắt được con vật nào nó thường đùa giỡn làm cho con vật đó khiếp sợ rồi mới ăn thịt. Một hôm, Hổ đang lang thang đi tìm mồi thì nhìn thấy một con Rùa bé nhỏ. Hổ cong đuổi nhảy tới bên cạnh, giơ chân vờn mai Rùa và cất tiếng ồm ồm chễ giễu:

– Hỡi chú Rùa bé nhỏ, thân hình chú chưa bằng nửa bàn chân của ta, mà cái vỏ chú lại nặng nề thế này thì còn làm ăn gì được. Chú để ta lột cái vỏ này đi cho nhé!

Rùa gặp Hổ thì rất sợ hãi, nhưng khi thấy Hổ không ăn thịt mình liền bình tĩnh và nghĩ ra một kế để lừa Hổ. Rùa trả lời rằng:

– Bác Hổ ạ, tôi tuy bé nhỏ nhưng trong rừng này tôi đều có thể bắt cả các loài thú vật to lớn hơn tôi để ăn thịt đấy.

Nghe Rùa nói vậy, Hổ rất lấy làm lạ, liền hỏi lại:

– Này, chú đừng nói láo thế. Nếu chú đã ăn thịt được con nào lớn hơn chú thì cũng phải có cái gì làm bằng chứ chứ!

Rùa ta liền khạc ngay trong miệng ra một miếng mộc nhĩ mà Rùa thường ăn rồi nói với Hổ:

– Bác hãy xem, đây là gan con Voi tôi vừa ăn sáng nay đấy. Tôi bắt được con vật nào cũng chỉ ăn có lá gan là đủ no, chứ không như bác phải ăn cả xương lẫn thịt nhé.

Con Hổ chưa ăn mộc nhĩ bao giờ nên tưởng là gan Voi thật, nó hoảng quá, sợ Rùa cũng sẽ bắt nó ăn gan, liền cong đuôi chạy miết.

***

Hổ chạy đến một dòng suối thì dừng lại uống nước. Một con Cua từ đâu lổm ngổm bò đến ngay cạnh Hổ. Hổ quay lại giơ chân định giẫm chết Cua, nhưng nó lại nghĩ phải làm cho Cua khiếp sợ đã rồi hãy ăn thịt. Nó nói với Cua:

– Này lão Cua già kia, lão có tám chân mà ta chỉ có bốn chân, vậy lão hãy chạy thi với ta, nếu ai thua thì chịu chết, lão có bằng lòng không?

Cua rất mau trí khôn, nghĩ ngay ra một cách để chạy thi với Hổ, liền gật đầu nhận lời. Cuộc thi bắt đầu. Mỗi lần Hổ cong đuôi nhảy, Cua lại giơ hai càng cặp chặt vào đuôi Hổ. Hổ nhảy được chặng đường nào thì cái đuôi của Hổ đã vứt Cua tới đích trước rồi. Hổ nhảy mãi mà vẫn không hơn được, sợ quá nó kêu lên:

– Lão Cua già ơi! Ta hãy nghỉ một lúc đã nhé.

Lừa được Hổ, Cua rất thích chí, đứng cười vang lên. Hổ ta nhớ lời thích “ai thua phải chịu chết”, nhân lúc Cua đang mải cười, nó liền cong đuôi chạy thẳng một mạch, không dám quay đầu lại.

***

Hổ chạy đến một gốc cây, mệt quá nằm vật xuống nghỉ. Một con Chim Sẻ trên cây nhìn thấy Hổ, cao giọng líu lo chọc tức Hổ và thách thức rằng:

– Bác Hổ ơi! Bác to lớn hơn tôi nhiều, thế bác có dám thi với tôi xô đổ cái cây này không?

Hổ cậy mình có sức mạnh hơn Chim Sẻ nên nhận lời và còn nói thêm:

– Ta xô đổ thì mày phải chịu để ta ăn thịt, nếu ta xông không đổ mà mày xô đổ thì mày ăn thịt ta, có bằng lòng như vậy thì ta mới thi.

Chim Sẻ gật đầu, rồi cất cánh bay sang một cây khác đậu. Hổ ra sức húc mãi vào cây nhưng cây vẫn trơ trở chỉ có đám đất dưới chân Hổ là bị giẫm nát. Vần quanh gốc cây suốt buổi trưa chẳng ăn thua gì, Hổ mệt quá ngồi thở và bảo Chim đến xô cây. Chim bay lên một cành cây nhỏ quệt mỏ vào thân cây kêu lách cách và nhún nhẩy làm cho cành con chuyển rung, lá rụng lả tả xuống quanh Hổ. Chim vừa nhảy vừa kêu lên:

– Bác Hổ ơi! Bác chạy nhanh lên không cây đè chết bây giờ.

Hổ ta thấy lá rụng rào rào, tưởng cây sắp đổ thật, vội vàng cong đuôi nhảy vọt vào rừng mất.

***

Bị ba vố liền, Hổ ta kinh sợ, định quay về hang nằm, nhưng bụng đói meo, Hổ lại cắm cổ đi tìm mồi. Đến một ngọn núi trọc, từ xa Hổ đã nhìn thấy một con Tê Tê béo tốt, liền gắng sức lao tới. Tê Tê thấy Hổ thì cuộn tròn lại lăn vào một hốc cây. Từ trong hốc cây, Tê Tê thò đầu ra nói với Hổ rằng:

– Bác muốn ăn thịt tôi à, cũng được, tôi sẽ cho bác ăn. Nhưng bác phải thi với tôi xem ai tài giỏi làm cho những người trồng sắn dưới chân núi kia hoảng sợ. Nếu bác được thì tôi chịu để bác ăn thịt.

Hổ đói quá chẳng cần suy nghĩ gì cả gật đầu nhận lời ngay. Tê Tê bảo Hổ đứng ra xa, rồi từ hốc cây, Tê Tê lăn tròn rất nhanh xuống chân núi, những người đang trồng sắn tưởng đá ở trên núi rơi xuống liền vội vàng chạy tản ra. Thấy Tê Tê lăn xuống mọi người hoảng sợ chạy, Hổ cũng cong đuôi đâm bổ xuống. Mọi người thấy Hổ liền la lớn lên, vác cuốc vác gậy vây chặt lại, rồi đánh Hổ chết tại chỗ.

Đứng trên ngọn núi nhìn mọi người đánh chết hổ, chú Tê Tê khoái chí cười mãi, cười đến nỗi răng rụng xuống đất mọc lên thành những cây cỏ gai rất sắc. Và từ đó Tê Tê không có răng.

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Sự tích chú cuội cây đa

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp...

Viên ngọc ước của quạ

Ngày xưa, có một anh chàng trẻ tuổi tên là Đê. Nhà anh nghèo khó, cha mẹ phải cho đi ở tại một nhà lão trọc phú. Trọc phú bắt anh chăn trâu. Nhưng anh có thói ham chơi bời...

Gái ngoan dạy chồng

Ngày xưa có một người nhà giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai, đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả. Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền...

Bụng làm dạ chịu

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Sự tích Thánh làng Chèm

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng...