Huyết quản nhân tạo có thể thay thế cho huyết quản tự nhiên không?

Trong cơ thể người có mạng huyết quản phân bố khắp cơ thể. Máu theo huyết quản tuần hoàn trong khắp người và nuôi sống con người. Nếu huyết quản bị vỡ, máu có thể chảy thấm ra ngoài gây hiện tượng xuất huyết. Có lúc có đoạn huyết quản khá lớn nào đó bị hoại tử, bị đứt hoặc bị vỡ. Bấy giờ người ta phải cắt bỏ đoạn huyết quản hỏng và thay bằng đoạn huyết quản nhân tạo có cùng độ lớn và độ dài. Thế liệu huyết quản nhân tạo có thể thay thế huyết quản thực trong cơ thể người được không?

Ban đầu các nhà khoa học dựa vào cơ năng của cơ thể người, đã dùng loại protein sợi động vật là tơ tằm làm nguyên liệu chế tạo huyết quản nhân tạo. Người ta dùng những máy dệt hết sức tinh vi dệt nên các ống bằng tơ rất dày. Sau đó tiến hành các gia công cơ như vò, kéo, lộn và xử lý bằng keo dính để các ống bằng tơ vừa có độ bền cao vừa có tính đàn hồi tốt, có thể co, kéo lượn vòng tuỳ ý không sợ dập, gãy, không bị móp. Loại huyết quản này không bị vỡ, không thấm rò nước, không rò máu, khi máu chạy trong ống không gây bất kỳ sự thay đổi nào. Sau khi khử trùng cẩn thận có thể đưa vào cơ thể người để thay thế huyết quản của người.

Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật người ta lại tìm thấy nhiều hợp chất cao phân tử tổng hợp có cấu trúc hoá học và tính chất vật lý rất giống với các cao phân tử tự nhiên trong các tổ chức cơ thể người. Khi dùng các cao phân tử tổng hợp loại này để chế tạo huyết quản sẽ có sự tương hợp sinh vật và không sợ bị cơ thể loại bỏ. Ví dụ người ta dùng cao su polyeste amit hay polybenzyl - 2 - fomiate, 2 - axetat để chế tạo huyết quản đã dùng trong chữa trị lâm sàng thành công. Trong những năm gần đây, các loại huyết quản nhân tạo tiếp tục ra đời ngày càng nhiều. Với các vật liệu để chế tạo huyết quản nhân tạo người ta thấy rằng, nếu bố trí lác đác các nhóm ưa nước và kỵ nước xen kẽ trong mạch cao phân tử sẽ tăng khả năng chống tắc mạch máu lên nhiều. Để tạo được loại cao phân tử có kiểu cấu trúc này, người ta đã nghĩ đến biện pháp dùng các cao phân tử có hai loại phân tử hợp thành trở lên để thực hiện đồng trùng hợp. Đại biểu cho loại vật liệu kiểu này là sản phẩm đồng trùng hợp do polyeste amit, pomiate etyl chứa nhóm ưa nước và poly - 2 - metyl silicon có chứa nhóm kỵ nước tạo nên. Ngoài ra còn có sản phẩm đồng trùng hợp do phenyletylen và polynitril tạo ra.

Ngoài việc dùng vật liệu cao phân tử để chế tạo huyết quản, ngày nay người ta còn dùng loại vật liệu này để chế tạo tim phổi nhân tạo, khí quản nhân tạo, mũi nhân tạo, xương nhân tạo, da nhân tạo, cơ bắp nhân tạo… Trừ bộ não, dạ dày cùng các cơ quan tiết các hocmon, hầu như đại bộ phận cơ thể người có thể chế tạo bằng vật liệu cao phân tử tổng hợp.

Vì sao xử lí không thích đáng loại rác thải nguy hiểm dễ gây nên tai họa?

Rác thải nguy hiểm tức là chỉ các vật phế thải có tính độc dễ bốc cháy, dễ hoen gỉ và có tính truyền nhiễm, hoặc có tính phóng xạ, trong các chất hóa...

Tại sao nhiều người uống rượu bị đỏ mặt?

Uống rượu đỏ mặt có thể xảy ra ở bất cứ ai, song các nghiên cứu đã chỉ ra người châu Á thường bị đỏ mặt nhiều hơn.

Vì sao phải công bố các thông báo về chất lượng không khí?

Hội nghị lần thứ 10 của ủy ban Bảo vệ môi trường khóa 3 của Chính phủ Trung Quốc quyết định: từ 5/6/1997 – 5/6/1998, Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành...

Vì sao môn toán được tất cả các nước trên thế giới chọn làm môn học chính ở bậc phổ thông?

Trong chương trình học của bậc học phổ thông, toán, văn và ngoại ngữ được xem là ba môn học chính. Trong các năm học từ cấp một đến cấp ba, năm nào...

Vì sao đêm mùa hè có nhiều sao hơn đêm mùa Đông?

Những đêm hè trời quang, nhìn lên bẩu trời chúng ta sẽ thấy chi chít các vì sao và rành rành là nhiều hơn hẳn so với đêm mùa Đông. Tại sao vậy? Lý do...

Số điện thoại từ bảy đến tám chữ số có thể sử dụng cho bao nhiêu thuê bao?

ởcác đô thị, thành phố lớn, ở các địa phương dân cư đông đúc, số hộ cư dân lớn, đòi hỏi số thuê bao điện thoại lớn, ở nhiều thành phố lớn số thuê bao...

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Tại sao cá ở trong nước có thể bắt côn trùng trên đất liền?

Trong những dòng sông nhỏ ở Đông Nam á và Australia thường có thể nhìn thấy một loại cá nhỏ màu sắc rực rỡ, đặc biệt là thích bơi qua bơi lại trong đám cỏ nước, đó chính là cá xạ thuỷ.

Vì sao phải bảo vệ biển?

Biển cả bao la chiếm 71% diện tích toàn cầu. Nó là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho đất liền.