Lời dặn của cha

Đi ngoài phố

Thứ ba, ngày 30.

Hôm kia, khi con ở trường câm về, con đã xô phải một người đàn bà. Lần sau, con phải có ý tứ hơn vì ở phố con cũng có bổn phận. Lúc ở nhà, khi ở trường, con đã giữ gìn cử chỉ của con được đứng đắn, cớ sao ra phố là nơi công chúng qua lại, con lại xao lãng?

Con ơi! Con nên nhớ những khi gặp những người già nua, những kẻ nghèo khó, những người đàn bà dắt trẻ thơ, những kẻ tàn tật, những người khuân vác nặng nề, những người đầu tang tóc rối, con phải nhường bước.

Ta phải kính trọng tuổi thọ, cảnh cơ hàn, tình mẫu tử, cảnh tàn tật, sự lao khổ và sự tử vong.

Mỗi khi con thấy xe đến chân mà người ta không biết, nếu là người lớn thì con bảo, nếu là trẻ con thì con chạy dắt vào.

Đứa trẻ kia đứng khóc một mình, con chạy lại hỏi han, dỗ dành hoặc chỉ bảo. Cụ già nọ đánh rơi cây gậy, con lại nhặt giúp. Gặp trẻ con cãi nhau, con đứng lại can ngăn. Gặp người lớn đánh nhau, con hãy tránh xa để khỏi phải nhìn tấn kịch thương tâm nó sẽ làm trơ rắn lòng con.

Gặp người bị trói giải qua đường, con không nên nhập bọn với những kẻ tò mò độc ác mà nhìn người ta, vì có khi họ là người oan uổng, vô tội.

Khi có đám ma đưa qua, đừng cười, nói với bạn con nữa, hãy ngả mũ chào, vì biết đâu ngày mai, nhà con cũng sẽ có người tạ thế.

Trông thấy những trẻ em trường Bà Phước xếp hàng đi qua, mù lòa có, câm điếc có, què quặt có, mồ côi có, vô thừa nhận có, con nên giữ lễ độ và tưởng tượng rằng đó là những số phận xấu hèn và những tấm lòng từ thiện của loài người đang diễn ra trước mặt con.

Có ai hỏi thăm đường, con phải trả lời cho có phép. Đừng chế nhạo ai, đừng chạy nhảy, đừng nô đùa, đừng hò reo, đừng xô đẩy, phải giữ luật đi đường. Con phải biết rằng chỉ liếc mắt trông qua cách cử chỉ của nhân dân đi ngoài phố mà người ta có thể xét đoán được trình độ giáo dục của cả một dân tộc. Ở xứ nào mà con nhìn thấy những điều thô bỉ ở ngoài đường, tất con sẽ nhìn thấy những điều thô bỉ ở trong nhà.

Nếu một mai con phải đi xa, con sẽ thấy hình ảnh thành phố con là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn quê hương của tuổi thơ hiển hiện luôn trong óc con. Ở thành phố ấy, con đã tập đi những bước thứ nhất do tay mẹ con dắt, ở thành phố ấy, con đã học bài thứ nhất do thầy con dạy, và ở đấy con đã làm quen với những người bạn thứ nhất trong đời con. Vậy con hãy yêu tỉnh thành con cùng là phố xá và dân sự, hễ ai nói động đến thành phố con, con phải hết lòng bênh vực .

Cha của con.

Ngọn gió lành

Từ ngày về hưu, ông giáo già có thói quen mỗi sáng sau khi tập thể dục và tưới kiểng, ngồi vào bàn trà. Dưới mái hiên, chậm rãi và lặng lẽ ông hớp từng ngụm trà, đọc báo, hoặc ngước nhìn lên cây vú sữa.

Khung cửa lấp lánh

Có cậu bé nọ sống trong một nông trại xa xôi hẻo lánh. Mỗi sáng, cậu phải thức dậy trước lúc mặt trời mọc để phụ giúp việc lặt vặt. Đến chiều, cậu lại ra khỏi nhà để làm việc suốt buổi tối...

Bữa điểm tâm bằng hồ dán

Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng tháng chạp lành lạnh, tôi dậy thật sớm, lúc mặt trời vừa ửng lên, khoác áo ấm, giày vở đủ bộ rồi leo hàng rào sang nhà Minh mập...

Tình yêu trong mắt trẻ thơ

Cách nhìn của trẻ em đối với câu hỏi: “Như thế nào là yêu?” tuy mộc mạc và ngây thơ nhưng xem ra rộng hơn, sâu sắc hơn người lớn. Chúng ta hãy xem qua một số câu các em trả lời phỏng vấn các chuyên gia tâm lý học.

Bí quyết

Tôi lấy chồng đã gần 40 năm. Tuổi tác làm cho Scott đẫy đà hơn. Từng là vận động viên marathon, giờ anh ấy chỉ có thể chậm rãi đi trong hành lang bệnh viện...

Nhặt vài cuốn sách - cứu một đời người

Một ngày nọ, khi đang rảo bộ từ trường về nhà, Mark trông thấy một người bạn cùng trường đi phía trước bị vấp ngã làm đổ tung sách vở đang mang trên người, cùng với mấy bộ quần áo, một đôi găng tay, một máy tính nhỏ...

Học cách yêu thương

Nếu một ngày nào đó, khi thức dậy và nghĩ về ngày hôm qua, cảm thấy mất mát, bạn có khóc không? Có thể không. Nhưng tôi lại muốn khóc.

Mẹ luôn sống vì người khác

Albert Einstein từng nói: “Một cuộc sống vì một cuộc sống khác mới là một cuộc sống xứng đáng”. Câu nói này hoàn toàn phù hợp để nói về mẹ tôi.

Hai cha con

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng.