Nai gạc hiện nay sinh sống ở đâu?

"Sừng giống hươu mà không phải là hươu, móng giống trâu mà không phải là trâu, thân giống lừa mà không phải là lừa, đầu giống ngựa mà không phải là ngựa", động vật được miêu tả bằng bốn câu nói này chính là loài bốn không giống có tiếng tăm lẫy lừng, tên Hán Việt là mi lộc (con nai gạc). Nó là loài động vật quý hiếm ở Trung Quốc giống như gấu trúc vậy.

Nhưng đáng tiếc là hơn 100 năm trước, loài bốn không giống hoang dã đã gần như bị tuyệt chủng, chỉ có trong vườn hươu hoàng gia của triều Thanh còn nuôi được mấy trăm con. Năm 1894, ở Bắc Kinh xảy ra cơn hồng thuỷ rất lớn, đã tàn phá tường bao của vườn hươu. Bốn không giống, có con thì bị người dân gặp nạn bắt giết thịt để ăn, có con thì bị giáo sĩ nước ngoài chuyển sang Châu Âu. Từ đó về sau bốn không giống biến mất sạch ở trên quê hương rộng lớn của nó, chỉ ở nước ngoài còn có một số lượng ít bốn không giống sinh tồn.

Mãi đến tháng 4 năm 1956, Hội động vật học Luân Đôn đã tặng Trung Quốc hai đôi bốn không giống mới làm cho loài động vật tuyệt tích này, sau hơn nửa thế kỉ xa quê được quay trở về mảnh đất quê hương, trở về với Tổ quốc của mình.

Do số lượng bốn không giống quá ít, giữa họ hàng với nhau không thuận lợi cho việc sinh sản, do vậy vào năm 1985, Trung Quốc đã lại nhập 38 con bốn không giống từ Anh. Năm 1986, Trung Quốc đã xây dựng khu bảo vệ tự nhiên diện tích 4 vạn mẫu ở trên bãi biển lầy Đại Phong - tỉnh Giang Tô của bờ biển Hoàng Hải. Đồng thời, Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới cung cấp không hoàn lại cho Trung Quốc 39 con bốn không giống. Qua hơn 10 năm thuần dưỡng, đến tháng 6-1996, tổng số bốn không giống trong khu bảo vệ này đã lên đến 286 con.

Để thực hiện mục tiêu đưa loài bốn không giống quay trở về với vòng tay của thiên nhiên, khôi phục loài bốn không giống hoang dã của Trung Quốc, các nhà động vật học và các chuyên gia bảo vệ môi trường thông qua sự khảo sát và phân tích nhiều lần, đã chọn vùng đất ẩm ướt ở Châu Thiên Nga khu vực Thạch Thủ tỉnh Hồ Bắc là nơi nuôi thả tự nhiên loài bốn không giống. Đợt thử nghiệm đầu tiên thả bốn không giống trở về với tự nhiên tổng cộng là 30 con, trong đó có 22 con cái. Qua sinh sống tự do ở vùng đất hoang dã hơn 1 năm, những con bốn không giống này rất béo tốt, khoẻ mạnh, ngoài ra có 9 con bốn không giống cái đẻ con nữa.

Mặt trời có chuyển động không?

Mặt trời vừa chuyển động theo một quỹ đạo vừa tự quay quanh một trục, ở xích đạo. Mặt trời tự quay với chu kỳ 25 ngày / 1 vòng, còn ở các cực có chu kỳ là 35 ngày...

Tại sao máy tính có thể chơi đùa với bạn được?

Nói tới việc chơi đùa chắc có một số bạn học sinh sẽ rất hứng khởi. Nhưng trò chơi ưa chuộng nhất chắc vẫn là trò chơi điện tử.

Thế nào là nền nông nghiệp hữu cơ?

Từ năm 1900, sau khi người Mỹ phát hiện ra máy cày dùng dầu mazut (dầu diezen), nhiều nước đã ra sức phát triển nền nông nghiệp hiện đại lấy “nông...

Âm lịch và dương lịch ra đời như thế nào?

Các nước, các dân tộc trên thế giới dùng rất nhiều loại lịch, nhưng chủ yếu có thể quy về 3 loại: Dương lịch, âm lịch, âm dương lịch. Nông lịch mà...

Tại sao đeo dù giúp chúng ta hạ cánh an toàn?

Với các máy bay chiến đấu, khi bị trúng đạn, phi công bắt buộc phải tìm cách thoát khỏi máy bay. Nếu rơi từ độ cao hàng ngàn mét xuống đất, con người không tránh khỏi cái chết...

Làm thế nào tính nhanh được lượng thảm cần mua để trải trên cầu thang?

Một trường học đã xây dựng xong một thư viện đẹp đẽ nếu trên các cầu thang lại trải thảm thì sẽ tăng phần thanh khiết, sang trọng. Thế nhưng bạn có...

Tại sao một người nằm trên tấm phản đầy đinh nhọn và đặt tàng đá nặng lên người cho người khác đập lại không bị thương?

Một số người tự nhận là luyện được nội công.

Vì sao núi lửa gây ô nhiễm có tính toàn cầu?

Núi lửa Shenheilon vùng Đông Bắc Mỹ đã từng làm cho báo chí, Đài phát thanh và Đài truyền hình trên thế giới tranh nhau đưa tin. Vì sao các nước khác...

Vì sao đèn kéo quân có thể xoay tròn được?

Vào nhưng đêm lễ tết, các em nhỏ thường say sưa ngắm nhìn đèn kéo quân. Đo đèn kéo quân khác với các loại đèn khác chỉ cần đốt nến lên, phần giữa của đèn sẽ chuyển động.