Nữ hành giành bạc

Ngày xưa có nhà phú hộ có một người con trai mười lăm tuổi cho đi học tại nhà một cụ đồ trong làng. Anh chàng bẩm tính ngu độn lại thích chơi bời lêu lổng, nhét cho mấy, chữ cũng không vào. Rồi qua năm sau cha mẹ kiếm cho một người vợ. Vợ hắn là con gái một nhà nho, nhan sắc xinh đẹp, đã hay chữ lại tính nết rất đoan chính.

Khi sắp bước chân về nhà chồng, cô gái được một người chị em thân mách nhỏ cho biết rằng người sắp làm chồng mình là một anh chàng dốt nát ngu độn. Nàng rất buồn. Lễ cưới đã xong, họ nhà trai đã đến xin rước dâu, mọi việc đã đâu vào đó, không thể trì hoãn hay giờ giáo được. Cuối cùng cô gái quyết định cứ chịu lấy anh chồng dốt, nhưng sẽ cố tìm cách làm cho hắn chăm học nên người.

Cho nên, vừa làm lễ gia tiên, nàng xin với cha mẹ chồng cho hai vợ chồng mình ở riêng một gian nhà nhỏ. Khi đã được ở riêng, nàng vào buồng đóng chặt cửa lại, bảo chồng hãy cố học hành cho kịp chúng bạn thì mới cho chung chăn gối. Hắn ta tức mình bào vợ:

- Tôi học đã kém ai đâu mà nàng lại bảo phải cho kịp chúng bạn, và kịp như thế nào mới đuợc chứ?

Vợ nói:

- Để thiếp ra một câu này, lúc nào chàng đối được sẽ xin mở cửa mời vào: Chồng phương Đông, vợ phương Tây, nín lặng cho hay, chớ lòng Nam Bắc.

Sức học của hắn làm gì có thể đối nổi loại câu đối như thế. Nhưng hắn làm bộ nghĩ ngợi, hẹn đến sáng trả lời. Rồi hắn đành chịu lên ngủ nhà trên, định mai đến trường nhờ thầy gà hộ.

Khi cụ đồ nghe người học trò cho biết chuyện đêm tân hôn của hắn, cũng có phần thương hại, bèn dặn hắn đến lúc tan học chờ cho học trò về hết cả, sẽ mách cho. Chiều hôm đó sau khi bọc trò giải tán, ông cụ bảo hắn.

- Con cứ đối lại thế này: "Trai phận cấn, gái phận tốn, không nên cãi lộn, trái đạo càn khôn".

Bất đồ hôm ấy còn sót một người học trò vì bận chép bài nên ở lại ngồi đằng sau vách chưa về. Hắn ta nghe lỏm được câu chuyện oái oăm của bạn và có câu đối thầy gà cho bạn, liền nhẩm lấy thuộc ngay. Thế rồi hắn ta không kém khôn ngoan, đoán biết rằng bạn hắn còn phải mất nhiều thì giờ mới thuộc nổi câu đó. Vậy thì nhân khi nhá nhem, hắn sẽ cất lẻn vào trước buồng vợ bạn bắt chước giọng bạn nói lên câu đối ấy, rất có hy vọng bẻ hoa trước tiên. Quả nhiên khi cô gái nghe xong câu đối, tấm tắc khen hay và giữ đúng lời hứa mở cửa cho người mà nàng tưởng là chồng mình vào buồng. Nàng để cho hắn chung chăn gối. Mãi đến nửa đêm hắn mới thác chuyện lên nhà trên rồi đi một mạch về nhà.

Lại nói chuyện về anh chồng thật thì suốt một đêm học mãi mới thuộc câu đối nói trên. Vào khoảng canh ba hắn mới tìm đến buồng vợ. Vợ lại mở cửa đón chồng. Nàng ngạc nhiên khi thấy chồng đọc lại câu đối hồi hôm. Rồi nàng giật mình hỏi dồn chồng:

- Sao chỉ có một câu tối hôm qua đã đối, bây giờ lại còn đối nữa?

Nghe chồng nói tối hôm qua không hề đến, lại nghe giọng nói hai lần có khác nhau, nàng mới biết là mắc mưu một tên vô lại nào đó làm ô nhục, bèn vào buồng kêu trời khóc đất một mình rất thảm thiết. Rồi trong một cơn đau dẫn đến mất trí, nàng cắn lưỡi tự tử.

Chồng thấy vợ chết không hiểu thế nào cả. Hắn lẳng lặng tìm đến nhá cụ đồ báo cho thầy biết tin đó. Nghe nói cụ đồ rất đổi kinh ngạc, nghĩ mãi không biết vì cớ gì. nhưng cũng dặn học trò cứ giữ thật kín câu chuyện để ông cụ tìm cách truy cho ra thủ phạm.

Ngày hôm sau giữa khi các môn sinh tề tựu đông đủ, cụ đồ tươi cười bảo mọi người:

- Thầy có nghĩ được một câu đối cũng vừa sức học của các con. Nếu ai ứng khẩu đối được hay thì thầy sẽ thưởng thoi mực và một quản bút. Rồi ông cụ đọc luôn vế câu đối của cô con gái nọ đã ra cho chồng.

Trong khi những người học trò khác đang nghĩ ngợi thì đứa bất lương phản bạn kia đã hý hửng đọc lại nguyên văn vế câu đối mà hắn nghe lỏm được chiều hôm qua:

- Thưa thầy con xin đối lại là: "Trai phận cấn, gái phận tốn... "

Lập tức cụ đồ thét học trò bắt hắn trói lại. Ông cụ vạch tội hắn trước mặt mọi người, vì chỉ có người đàn ông thứ hai nghe lỏm đựơc vế câu đối của mình và nghe lỏm được câu chuyện của bạn mới có thế làm nổi được việc đánh lộn sòng kia. Cuối cùng hắn đành cúi đầu nhận tội.

Trong khi ở nhà người phú hộ đám tang người con dâu bạc mệnh cử hành thì ở bên này người ta cũng giải đứa gian ác lên quan. Nhờ có cụ đồ xin khoan giảm nên hắn khỏi bị trảm quyết, chỉ phải bị án chung thân và phải đền cho khổ chủ một giành bạc.

Từ đó người ta thường truyền cái câu nữ hành giành bạc mà cho đến ngày nay nhiều người không rõ nghĩa tiếng "hành" là gì..

Sự tích Thánh làng Chèm

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng...

Thánh Gióng

Vào thời của vua Hùng Vương trước đây, ở một vùng nọ có người đàn bà tuổi cũng đã cao, nhưng vẫn phải sống lủi thủi một mình mãi...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Bán tóc đãi bạn

Ngày xưa, có ba người học trò là Tùng, Trúc, Mai, quê ở ba miền khác nhau, tình cờ cùng học với nhau một thầy. Cha mẹ họ đều nghèo túng nhưng vẫn cố gắng cho con đi học...

Bảy điều ước

Ngày xưa có hai vợ chồng bác nông sinh được hai người con trai. Người anh thì tham lam, lười biếng còn người em thì thật thà, tốt bụng, chăm chỉ chịu thương chịu khó...

Nàng tiên ốc

Chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.