Ổ bánh mỳ và ông già kỳ quặc

Một người phụ nữ nọ có thói quen nướng bánh mì cho gia đình, luôn làm thừa ra một cái để lại cho người nghèo đói. Bà để ổ bánh mì đó bên ngoài thành cửa sổ cho người nghèo đi qua dễ lấy. Ngày qua ngày cứ đến buổi, một ông lão gù lưng đến lấy ổ bánh mì đi.

Thay vì nói lời cảm ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời như niệm chú:

"Việc xấu ngươi làm thì ở lại với ngươi, việc tốt ngươi làm thì sẽ trở lại với ngươi".

Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác. Mỗi ngày, người già đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu:

"Việc xấu ngươi làm thì ở lại với ngươi, việc tốt ngươi làm thì sẽ trở lại với ngươi!"

Ngày qua ngày, người phụ nữ dần bực bội trong lòng nghĩ:

"Nhận được bánh, không biết cảm ơn còn lải nhải mấy lời khó chịu kia! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?".

Rồi một hôm, chịu hết nổi, bà nghĩ cách làm cho ông già đi khuất mắt. Bà tự nhủ:

"Ta sẽ làm cho hắn mất dạng".

Bà trộn thuốc vào ổ bánh mì bà thường làm, tay run run để bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, bỗng cảm thấy hốt hoảng:

"Ta làm gì thế này?"

Bà ném vội ổ bánh có thuốc độc vào lửa và thay một cái bánh khác lên thành cửa sổ. Như mọi khi, ông lão đến lấy bánh và lại lẩm bẩm:

"Việc xấu ngươi làm thì ở lại với ngươi; việc tốt ngươi làm thì sẽ trở lại với ngươi".

Ông lão cầm ổ bánh vui vẻ rời đi, không ai biết trong lòng người phụ nữ vừa trải qua một trận chiến giận dữ dội.

Có một điều mà không ai biết đó là mỗi khi đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà lại cầu nguyện cho đứa con trai đi tìm việc làm xa, đã nhiều tháng không nhận được tin tức. Bà nguyện cho con trở về nhà bình an, mạnh giỏi.

Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa. Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa...

Anh ta gầy xọp đi, quần áo rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt. Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:

Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường, nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon và chút nước. Ông ta nói:

"Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!"

Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc. Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã. Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay. Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết!

Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói lặp đi lặp lại qua ngày của ông lão...
 

Sự bình yên

Một vị vua treo giải thuởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công.

Trong cơn nóng giận

Nhiều năm vê trước, Bedford - ủy viên chấp hành khá cao tuổi của một tập đoàn dầu lửa Rockefeller ở Mỹ - đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn hai triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu công ty.

Vai kịch cuối cùng

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

Câu chuyện về những quả táo sâu

Một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm đã mấy ngày. Ông vừa mệt mỏi đói khát, lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức.

Cái Gương

Không ai hiểu tại sao nó không còn có ở đấy nữa. Sáng nào khi lên cơ quan, khi bước vào thang máy, tôi đều nhìn vào nó.

7 trắng, 4 đỏ, 2 xanh

Tôi tin rằng mỗi vật thể quanh ta đều chứa đựng một kỷ niệm nào đó. Kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi được gìn giữ trong chiếc hộp sắt cũ kỹ đặt trên kệ sách.

Điều gì là thật sự quan trọng?

Cách đây vài năm, tại Đại hội Thể thao dành cho vận động viên khuyết tật tổ chức ở Seattle, có chín vận động viên xếp hàng tại vạch xuất phát để tham dự cuộc thi chạy ngắn 95 mét.

Đôi giày mới của Jimmy

Con trai Jimmy của tôi có đôi mắt xanh như mây trời, mái tóc loăn xoăn và nụ cười rạng rỡ. Hai ngày trước sinh nhật thứ 5 của Jimmy, chồng tôi (biệt danh là Chooch) và tôi đưa Jimmy đi chọn một đôi giày tennis mới.

Hãy thắp lên một que diêm

Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nồi tiếng – ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người.