Ông bố thất nghiệp

Tôi nhận được cú điện thoại ấy vào chiều muộn ngày thứ Sáu. Trong điện thoại, giọng người sếp của tôi đầy bí ẩn khi dặn tôi đến gặp ông vào sáng thứ. Hai ở sân bay. Mặc dù sếp vẫn thường bay đến khu vực do tôi đảm nhận kinh doanh để thăm viếng hệ thống cửa hàng và gặp tôi, chưa bao giờ tôi lại cảm thấy lo lắng như lần này. Thường thì những chuyến đi như thế này phải được chuẩn bị từ nhiều tuần trước đó và sẽ bao gồm nhiều khu vực thăm viếng khác nhau. Bởi vậy mà chuyến đi lần này là hoàn toàn khác và tôi cảm thấy có điều gì đó bất ổn sắp đến.

Suốt chín năm làm việc cho công ty này, tôi đã nhìn thấy nhiều đồng nghiệp ra đi. Một sự ra đi không được báo trước. Tôi đang dùng xe hơi, máy tính và cả điện thoại của công ty. Họ chẳng việc gì phải liều lĩnh tài sản của công ty. Vì  miếng cơm manh áo của bạn. Tất cả chỉ cần một chuyến viếng thăm ngắn ngủi của ngài giám đốc khu vực, thế là bạn đã có thể tiêu rồi.

Cho dẫu bạn có gọi đó là giảm biên chế, sa thải, cho nghỉ hay đuổi việc đi nữa thì cũng là như nhau cả thôi. Điều đáng nói ở đây là chỉ trong vòng 48 tiếng nữa, tôi sẽ đánh mất công việc mà mình đã làm chín năm trời, một công việc mà vì nó tôi đã hy sinh quá nhiều để có thể bảo đảm cuộc sống tốt nhất cho vợ con.

Tôi tấp xe vào lề đường, ngồi im. Tôi hoàn toàn tê liệt. Tôi muốn khóc. Tôi muốn hét lên. Tôi muốn gọi cho sếp để năn nỉ ông ấy đừng sa thải tôi. Và tôi tự hỏi không biết mình phải nói sao với Amber, vợ tôi về chuyện này khi cô ấy chỉ vừa mới sinh đứa con đầu l.ng được ba tháng.

Những ngày cuối tuần ấy thật kinh khủng. Tôi không tài nào ngủ được hay ăn được. Dạ dày tôi đau thắt. Amber và tôi thức rất khuya để bàn tính kế hoạch sắp tới. Chúng tôi chẳng có mấy tiền tiết kiệm và lại sống trong một thành phố vốn nổi tiếng là hiếm việc làm. Tôi tự hỏi không biết mình phải làm sao đây. Tôi hoảng sợ thật sự. Chính trong những lần nói chuyện khuya khoắt ấy mà vợ tôi đã cho tôi một lời khuyên tuyệt vời. Nó không chỉ giúp tôi vượt qua những ngày đen tối nhất trong đời mà còn giúp tôi biến chuyển những điều tồi tệ nhất xảy đến với mình thành cơ hội không tưởng.

– Hãy ngẩng cao đầu anh à, hãy tự hào về những gì anh đã đạt được, cứ hiên ngang tiến tới với giá trị của bản thân và ra đi với tinh thần đó. Chuyện này xảy ra hẳn phải có một lí do gì đó và sau này anh sẽ hiểu ra đó là gì.

Sáng thứ Hai, tôi thức dậy thật sớm và diện một cái áo trắng tinh với cà vạt hẳn hoi. Tôi soạn lại hồ sơ, mang theo bảng tên, điện thoại, chìa khóa xe dự phòng cùng các vật khác, cho tất cả vào một phong bì lớn. Tôi đến sân bay thật sớm, có cả vợ và con gái đi theo để ủng hộ tinh thần (và cũng để có người chở tôi về nếu tôi phải trả xe lại cho công ty). Đến nơi, tôi trông thấy sếp tiến lại phía mình.

Lồng ngực tôi siết lại khi tôi nhổm dậy khỏi ghế. Chân tôi run run chỉ chực khuỵu xuống khi theo ông ấy đến một cái bàn ở góc. Hầu như tôi không nhớ rõ ông ấy nói những gì nhưng một khi lời phán quyết đã được chính thức đưa ra thì mọi thứ diễn tiến như một quy trình bắt buộc. Tôi trao lại tất cả những gì thuộc về tài sản của công ty rồi đứng lên bắt tay sếp và cảm ơn ông ấy vì đã cho tôi cơ hội được làm việc với công ty trong suốt mấy năm qua.

Khi rẽ quanh góc đường để bước đến chỗ vợ con đang ngồi chờ trong xe, nước mắt bắt đầu trào dâng trong tôi. Lần đầu tiên trong đời kể từ năm mười ba tuổi, tôi bị thất nghiệp.

Suốt tuần sau đó, tôi sống trong cảm giác hoang mang ghê gớm. Vợ tôi là giáo viên nên đang được nghỉ hè. Trong khi cô ấy ở nhà với Zoey th. tôi cứ đi xem phim buổi chiều, không biết phải làm gì  trong lúc mọi người đang đi làm. Tôi cố chú tâm vào những g. đang diễn ra trên màn ảnh, hy vọng xua tan cảm giác đau đớn đang gặm nhấm lòng mình.

Tôi tuy không phải là người thông minh nhất, đẹp trai nhất hay tài năng nhất giữa đám đông nhưng lúc nào cũng là người làm việc chăm chỉ nhất. Mất đi tấm bình phong phòng vệ đó, tôi thấy hoàn toàn lạc lõng.

Không còn đủ tiền để gửi bé Zoey đến nhà trẻ, tôi đành phải kiêm nhiệm vai trò chăm con mỗi ngày ở nhà. Chẳng mấy chốc mà vợ tôi phải quay lại trường, còn tôi chuyển từ vai trò một chuyên viên kinh doanh khu vực với hai mươi nhân viên và doanh thu hàng năm lên đến hàng triệu đô-la, lúc nào điện thoại cũng reo và kín lịch hẹn sang một ông bố ngày ngày thay tã, rửa bình sữa và ru con ngủ.

Ngày qua ngày, rồi tuần qua tuần, nỗi buồn của tôi cũng vơi đi và tôi nhận ra rằng, dù muốn dù không tôi vẫn phải có trách nhiệm chăm con sao cho tốt nhất. Vấn đề là ở chỗ tôi không biết phải làm gì với một đứa trẻ. Trước nay tôi chưa từng có con, lại chưa bao giờ ở bên trẻ nhiều đến thế. Tôi không hề biết mình phải làm gì để chăm sóc và chơi với con. Thế là tôi quyết định sẽ làm điều duy nhất mình biết, đó là vừa chăm Zoey vừa khám phá ra những gì mình phải làm cho con.

Chẳng bao lâu, tôi và Zoey đã trở thành đôi bạn thân thiết. Chúng tôi cùng đi cửa hiệu và lái xe ra bờ hồ. Chúng tôi trở thành khách hàng thân thiết của các hiệu sách địa phương, cùng tham dự những buổi đọc sách và đề tặng sách tại những nơi này. Thỉnh thoảng, con bé ngủ gật và tôi vừa ngồi trông con vừa đọc báo, nhưng phần lớn thời gian Zoey đều theo sát bên tôi và chẳng mấy chốc mà chúng tôi đã gắn bó với nhau như hình với bóng.

Zoey trở thành bạn ăn trưa của tôi, người để tôi tâm sự và là bạn thân nhất của tôi. Và hơn cả thế, tôi đã thật sự trở thành một người cha. Tôi không chỉ đơn thuần là một người góp công sinh ra con, một người trụ cột trong gia đình mà là một người cha đúng nghĩa. Tôi đã chứng kiến giây phút Zoey nói những lời đầu tiên, lúc con biết cắn thức ăn cứng lần đầu, lúc con bước những bước đi đầu tiên. Thật là kỳ diệu! Tôi hiểu cả những cách khác khác nhau của con, hiểu tính nết phức tạp của con và sau bốn năm, giữa chúng tôi có một sợi dây gắn bó không gì phá vỡ được.

Dù những món tiền lương và khoản đại hậu hĩnh, chế độ xe của công ty cùng những vật chất khác đã không còn, tôi vẫn cảm thấy cuộc sống của mình không có gì thay đổi. Cái gọi là đen tối, tuyệt vọng nhất, cái đã khiến chúng tôi gặp khó khăn nhất về tài chính đã biến tôi thành một con người mới. Chẳng có công việc nào trên thế gian này xứng đáng để tôi đánh đổi thời gian dành cho bé Zoey và với quan niệm mới mẻ đó, cuối cùng tôi đã có đủ can đảm để thay đổi sự nghiệp và theo đuổi những ước mơ của mình.

Giờ thì tôi đã đi làm trở lại. Tôi làm công việc mình yêu thích, làm những gì mình luôn muốn làm. Tuy tiền lương không bao giờ được bằng như trước, nhưng tận sâu trong lòng tôi lại cảm thấy thỏa mãn và mối dây tình cảm giữa tôi và con gái là điều không tiền bạc nào có thể mua được.

Tình yêu tạo nên lẽ sống

Tôi chỉ mới 12 tuổi, nhưng tôi đã biết buồn và rất sợ cái chết mỗi khi nghĩ đến ông ngoại, người mang trong mình căn bệnh gọi là “khí thủng” do thói quen hút thuốc từ hồi ông còn học trung học...

Khi bạn bị ném đi

Có một câu nói rất hay thế này: “Sức mạnh và lòng can đảm không phải luôn được đo đếm bằng những tấm huy chương và những chiến thắng. Mà sự mạnh mẽ phải được đo bằng những trận chiến mà chúng ta đã vượt qua.

Một bài học

Cô bé rất lấy làm ngạc nhiên vì người cha không chịu vứt bỏ chiếc xe cũ trong garage nhà mình. Nhà họ rất giàu, có 2, 3 chiếc xe hơi đời mới.

Có công mài sắt…

Joan Molinsky luôn ấp ủ ước mơ được đứng trên sân khấu với mong muốn mang lại những phút giây thư giãn cho mọi người...

Niềm tin của người luôn thất bại

Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8.

Tiếng nói không lời

Dường như tôi đã hoàn toàn chịu thua, không thể tìm ra cách gì khác để cải thiện tình hình. Ngay từ ngày đầu tiên bước vào cấp hai, Willard P. Franklin đã bắt đầu sống trong thế giới của riêng mình...

Điều chúng tôi không nói

Con trai Joey của tôi khi mới sinh đã có dị tật bẩm sinh ở chân. Các bác sĩ cam đoan với chúng tôi rằng sau khi chữa trị cậu bé có thể đi lại bình thường được, nhưng để chạy nhảy thì sẽ rất khó khăn.

Đôi găng

Căn hộ bị xáo tung như một bãi chiến trường.

Bức thư gửi Garcia

Trong câu chuyện về vấn đề Cuba có một con người lịch sử, một con người ngoại hạng, đã in sâu vào ký ức của tôi, như một vầng thái dương sáng rực trong vũ trụ mênh mông.