Sự tích câu nói Trời đánh tránh miếng ăn

Người xưa kể lại, trong một gia đình có 3 người gồm bố mẹ đi làm ruộng và đứa con gái nhỏ ở nhà chuyên lo việc bếp núc.

Như thường lệ, khi hai vợ chồng này đi làm, cô bé nấu cơm. Vì xót thương bố mẹ làm lụng vất vả, cô nhường cơm trắng cho họ ăn, còn mình chỉ gạn nước cơm uống.

Tuy nhiên, cô vừa mới uống xong, thì ngoài kia bầu trời xuất hiện tia chớp, lôi cô bé ra quỳ ở ngoài sân.

Cha mẹ đi làm về nhìn thấy cảnh tượng cô con gái quỳ dưới đất, chưa kịp hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao. Bỗng đâu từ trời rơi xuống tờ giấy ghi rằng đứa con này không có lương tâm, đã uống lén nước cơm gạo. Vì vậy mà trời truyền thư xuống bảo đợi đến trưa sẽ xử phạt.

Sau khi nghe con gái kể lại sự tình, cha mẹ liền hiểu tấm lòng hiếu thảo của con. Nhưng vì thiên mệnh không thể làm trái nên chỉ có thể lẳng lặng chờ đợi.

Ba người họ cùng nhau ăn bữa cuối, người cha quá thương con gái nên nhường cơm cho cô ăn.

Trời đất bỗng nhiên tối sầm lại, ngỡ rằng thời khắc định mệnh đã đến, một tờ giấy bay đến chỗ cả nhà đang dùng bữa khiến mọi người bất ngờ. Trên đó nói rằng bởi vì thời gian ăn cơm trùng với thời gian xử phạt, nay đã qua giờ xử phạt. Lôi Công không đánh người đang ăn cơm, vì vậy cô gái trẻ được tha mạng.

Dù đây chỉ là một cái cớ, để "chuộc" lại sự hiểu lầm của thiên đình dành cho cô gái, nhưng cũng phần nào nói lên sự công bằng của Lôi Công. Ông trời luôn có thể nhìn thấy mọi thiện niệm hay ác niệm xuất từ tâm con người.

Mặt khác, cha mẹ trong câu chuyện, khi nhận được văn tự từ trời, không lập tức quát mắng con cái, mà phải hỏi lại con cặn kẽ đầu đuôi, hiểu rằng con gái bị oan, cũng càng thương con hơn.

 


Lôi Công vốn dĩ là một vị thần chuyên cai quản việc sấm sét nổ xuống nhân gian. Thê tử của ông là bà Điện Mẫu - một tiên nữ trông coi việc đánh sét. Hai người thay phiên nhau cai quản mọi việc trên trời dưới đất. Tương truyền rằng, khi Điện Mẫu và Lôi Công cãi nhau, bầu trời cũng sẽ xuất hiện sấm sét vang dội.

Dần dần, trách nhiệm được nâng cao hơn. Dân chúng giao cho họ nhiệm vụ đặc biệt có ý nghĩa, đó là trừng trị cái ác, tuyên dương điều thiện. Sấm sét lúc này có ý nghĩa thay trời hành đạo, trừng trị những kẻ ác.

 

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Lọ nước thần - Ai mua hành tôi

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ...

Truyện cổ tích Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...

Miếng trầu kỳ diệu

Ngày xưa, có một anh học trò tầm thường tên là Hồ Sinh. Gia tư của hắn cũng không lấy gì làm thiếu thốn, nhưng ngày đêm, hắn chỉ những mong muốn một chút danh phận...

Trạng nguyên Giáp Hải

Trạng nguyên Giáp Hải là một nhân vật lịch sử có thật thời nhà Mạc, được ghi chép trong Đại việt sử ký toàn thư. Tuy xuất thân nghèo khổ, nhưng sự kiên trì học tập và tài năng của ông đã được lịch sử ghi nhận và lưu truyền trong dân gian...