Sự tích con trăn nhả nọc

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng mới cưới. Một hôm, anh chồng dẫn vợ về thăm nhà bố mẹ. Đường xa, họ phải qua những cánh rừng rộng. Ở một quãng đường rừng hai người vừa đi qua có một con Trăn trườn ra liếm vào các vết chân của hai người trên đất. Thế là hai vợ chồng vừa về đến nhà bố mẹ thì lăn ra chết. Bố mẹ anh em họ hàng đều thương xót khóc than làm tang lễ.

Con Trăn biết được uy lực gớm ghê của nọc độc mình nên rất hợm hĩnh. Nó hỏi con quạ:

– Này anh quạ, tôi nghe như trong làng có tiếng người kêu lao xao. Họ kêu gì vậy anh?

Quạ biết Trăn có tính huênh hoang, bây giờ lại làm bộ không biết sự việc đó chính mình gây ra. Nó bảo trăn:

– À, họ cười vui đấy anh Trăn! Chẳng là xưa nay người ta vốn sợ nọc độc của anh, anh chỉ liếm theo vết chân trên đất mà làm chết người được. Vậy mà vừa qua anh đã liếm vết chân của hai vợ chồng người ấy, nhưng người ta chẳng làm sao! Đấy, vì thế người ta đang cười vui với nhau.

Trăn nghe quạ nói mà buồn nản và tự giận dỗi trong lòng. Nó nghĩ:

– Hừ, nếu bây giờ nọc của ta không linh nghiệm như trước nữa, thì còn giữ nó làm gì? Phải nhả nó ra thôi, nhả hết!

Và một bữa nọ, Trăn đã nhả hết độc của mình. Các con vật như Rắn, Rết, Bò cạp, Kiến đen, Tò vò, Ong bò vẽ… biết Trăn đã nhả nọc, chúng đua nhau đến hút lấy nọc độc của Trăn để làm sức mạnh cho mình. Một số con đến sớm hút đựơc nhiều nọc, số đến chậm đựơc ít, chậm nữa thì không kịp hút được gì. Những con vật hút được nhiều nọc nhất là Rắn bông súng, Rắn đất, Rắn cá, Rắn chạc bò, Rắn đầu, Rắn cò, Rắn hoa bôi và Rắn bắt ngoé. Vì có quá nhiều nọc nên chúng mổ vào người cũng như không, không chết cũng không đau. Đấy là do nọc nhiều quá, nó chạy lung tung lạc khắp cả người nên loãng đi mất. Trái lại những con rắn hút được ít nọc hơn như Hổ Mang, Hổ Lửa, Hổ Trâu, Cạp nong… thì rất nguy hiểm. Chúng đã cắn vào ai thì khó chữa khỏi. Một số con vật khác như Cá Trê, cá Nóc, cá Chốt, cá Lăng, kiến Gánh, Rết, Ong… đến chậm chỉ còn chút nọc đủ bôi vào miệng, vào vòi… Quá lắm cũng chỉ có thể làm người ta đau buốt chút ít. Xui nhất chính là mấy chú cá Trâm bầu và cá Trắm đến muộn quá chẳng hút đựơc tí nọc nào, ức quá phát khóc đến sưng vù mặt mũi như ta thấy ngày nay. Cá Nheo thấy thế tức cười quá cười hoài đến nỗi rách cả miệng khiến cho miệng nó rộng như ngày nay như ta thấy, và môi thì trề ra như mỏ con vịt.

Nhưng thua thiệt nhất vẫn là anh Trăn nhà ta. Chỉ có tính huênh hoang, hợm hĩnh mà bị chú Quạ đánh lừa, Trăn ta đã nhả hết nọc thiêng! Từ đó con người cũng hết lo gặp nguy hiểm vì loài Trăn nữa, Trăn đã trở nên loài vật hiền lành.

Ba lưỡi rìu

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày...

Sự tích Thánh làng Chèm

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng...

Cái cân thuỷ ngân

Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...