Sự tích nghề mộc

Sau khi đã sáng tạo ra loài người, lại thấy loài người phải sống chui rúc trong các hang đá tối tăm lạnh lẽo. Ngọc Hoàng thương tình bèn sai một vị thần bày cho loài người cách làm nhà cửa và các vật dụng sinh hoạt. Vị thần này xuống trần dưới dạng một người đàn bà đã già với mái tóc trắng như cước và vẻ mặt bí hiểm. Bà già sống lẩn lộn trong dân gian, cùng làm cùng ăn với mọi người và ngày càng có uy tín với nhân dân. Bấy giờ loài người chỉ mới biết đẵn gỗ hoặc tre nứa làm chỗ tránh mưa, tránh nắng tạm thời. Bà già đã tìm cách hướng dẫn loài người làm cưa, để cưa gỗ cho nhanh chóng hơn. Nhưng cách truyền nghề của bà cụ độc đáo. Không bao giờ bà nói thẳng cách thức làm mà chỉ hướng dẫn một cách gián tiếp. Chẳng hạn, bà đưa mọi người ra bờ suối, bên  những bụi dứa dại đầy gai. Bà bứt lấy một chiếc lá và cứa vào chân của từng người. Ai tinh ý thì nghĩ ra cách làm chiếc cưa, tương tự như chiếc lá dứa.

Trong số những người đi theo bà, có hai anh em nhà nọ tên là Lỗ Ban, Lỗ Bốc tinh ý hơn cả. Họ suy nghĩ cách hướng dẫn của bà và rèn được một lưỡi cưa. Có lưỡi cưa, mọi người xẻ gỗ nhanh hơn. Từ đó anh em Lỗ Ban trở thành những người thầy đầu tiên của nghề mộc.

Nữ thần còn dạy cho mọi người cách làm nhà, làm thuyền bằng gỗ. Cách làm nhà được bà hướng dẫn như sau: bà đứng thẳng trước mọi người, hai tay chống vào hai bên hông, để từ đó Lỗ Ban, Lỗ Bốc suy diễn. Lỗ Ban cho rằng nữ thần dạy làm kiểu nhà có một cột chính ở giữa, giao múi với hai đầu kèo, còn Lỗ Bốc thì lại cho rằng có thể làm kiểu hai cột đâm lên vào khoảng giữa hai kèo, v.v... Hai anh em tranh luận và mỗi người làm một kiểu, kiểu nhà nào trông cũng chắc chắn, vững chãi. Dân chung quanh từ hai kiểu nhổ nào biến chế được rất nhiều kiểu khác nữa.

Nữ thần lại còn dạy cho dân cách làm thuyền để đi trên mặt nước. Bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại. Anh em Lỗ Ban, Lỗ Bốc bắt chước kiểu đó nghĩ ngay với việc lấy một khúc gỗ, đục rỗng lòng và đặt những mái chèo ngắn ở hai đầu.

Sau này họ còn tìm cách trang trí những hình chạm trổ chim, hoa, cá... vào những công trình bằng lỗ của mình cho thêm đẹp. Nghề làm mộc phát triển  từ đấy nhưng nguồn gốc ban sơ chính là nhờ nữ thần nghề mộc truyền cho từ  thuở xưa.   

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Nàng tiên ốc

Chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn...