Sự tích ông già Noel

Truyền thuyết Santa Claus được bắt đầu bởi một vị Thánh có tên là Nicholas. Thánh Nicholas sinh vào năm 280 tại một thành phố nhỏ ở miền Tiểu Á. Cha Mẹ ông rất giàu nhưng qua đời khi ông còn nhỏ.

Suốt cuộc đời, Thánh Nicholas sống trong sự hy sinh, tận tụy và đầy lòng yêu thương. Ông đã được dân chúng bầu làm Giám Mục cho thành phố Myra. Thánh Nicholas bị giam trong thời gian bắt bớ đạo của Hoàng Đế Diocletian, nhưng sau đó ông được Hoàng Đế Constantine thả ra. Ông dành những ngày ngắn ngủi còn lại của cuộc đời để giúp đỡ người nghèo khó. Ông thường cải trang để đem các món quà đến cho các em nhỏ nghèo trong những làng mạc. Có lần Thánh Nicholas cũng tặng vàng cho một người cha nghèo để làm của hồi môn cho ba đứa con gái. Ông qua đời vào năm 314, lúc 34 tuổi. 

Ngày nay, nhiều ngôi thánh đường được đặt tên St. Nicholas, nhất là tại Âu Châu. Câu chuyện Santa Claus thực sự bắt đầu tại nước Đức khi St. Nicholas được gọi là Kriss Kringle và trở thành biểu tượng của Mùa Giáng Sinh. Sau đó, truyền thuyết Kriss Kringle đã lan rộng tới nước Pháp và được người Pháp gọi là Père Noél. Về sau, di dân Hà Lan đem theo truyền thuyết này với họ qua Mỹ nơi mà họ đã lập ra vùng "New Amsterdam", chính là thành phố "New York" ngày nay. Rồi... hết năm này qua năm khác, "ông già Nô-en" từ tên Hà Lan là "Sinter Klass" dần dần được gọi trại ra thành "Santa Claus" là vì vậy.

"Santa Claus" sau đó từ Mỹ đã theo chân những người Anh hồi hương, vượt Đại Tây Dưng đến với Anh Quốc, và ở đây ông được gọi là "Father Christmas". Khi nói tới Santa Claus thì người ta nghĩ ngay tới xe trượt tuyết và những con tuần lộc (hươu tuyết) Tất cả những con tuần lộc này được gọi chung là "Rudolph". Riêng từng con một thì tên chúng là: Dasher, Dancer, Prancer, Vixen, Cupid, Dinder, Blitzen, và Comet. Trong số 8 con nai này, con nào có nhiệm vụ làm đầu đàn dẫn đường sẽ có chiếc mũi đỏ  như một ngọn đèn màu để soi sáng đường đi.

Mặc dầu câu chuyện Santa Claus đã thay hình đổi dạng qua nhiều thế kỷ, nhưng vẫn giữ được ý nghĩa đẹp đẽ ban đầu của nó. Thánh Nicholas hay Santa Claus đã thể hiện ý nghĩa chính của Lễ Giáng Sinh, đó là đem tình thương vô vị kỷ đến cho những con người đau khổ.

Truyền thuyết ông già Noel (Santa Clause) và phong tục tập quán trong ngày lễ Giáng sinh
 

Qua thời thiếu niên thì người ta không còn tin chuyện ông già Noel đến phát quà trong đêm 24 tháng 12 nữa. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn thường dùng câu chuyện ông già Noel để răn dạy con trẻ. Theo truyền thuyết thì ông già Noel chỉ thưởng cho các em nào ngoan và biết vâng lời. Đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ trèo qua ống khói hoặc cửa sổ nhà để đặt quà trong các đôi tất màu đỏ mà các em đã treo gần lò sưởi. Nhiều ngày trước Noel tại Mỹ, cha mẹ thường bảo các con của họ viết thư cho ông già Noel kể lại những điều tốt mà các em đã làm trong năm và muốn được quà gì. Nhiều người vẫn cho rằng chuyện ông già Noel là huyền thoại, nhưng trên thực thế đây là truyền thuyết có thật và được chép như sau. 

“Santa Claus lại xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Ni-kô-la. Ông là con một trong một gia đình theo đạo Cơ Ðốc giàu có. Ni-kô-la sinh ra vào khoảng những năm 280 tại Patara, một cảng nhỏ của thị trấn Lycia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Khi còn nhỏ cậu bé đã được mẹ dạy rất nhiều về kinh thánh nhưng không may, cha mẹ qua đời do bệnh dịch, bỏ lại cậu cùng toàn bộ gia tài. 

Ni-kô-la được nhiều người biết đến vì biết thương người nghèo và dành cả đời mình để phục vụ Chúa. Một lần, gặp ba cô gái trẻ không có người cầu hôn vì cha họ quá nghèo, ông liền lấy ba túi vàng và bỏ vào phòng ba cô gái nọ. Nhờ đó mà họ lấy được chồng và sống rất hạnh phúc. Mặc dù vậy, những người La Mã lại luôn khinh miệt ông, Họ bắt giam và tra tấn ông trong ngục tối. Khi Công-xtăng-tin trở thành hoàng đế La Mã thì ông đã trả tự do cho thánh Ni-kô-la . Cũng từ đó Công-xtăng-tin trở thành con chiên của đạo Cơ Ðốc. Ông triệu tập hội nghị Ni-a-xê-a và thánh Ni-kô-la được mời làm đại biểu của hội nghị. Thánh Ni-kô-la được đặc biệt ca tụng vì tình yêu của ông dành cho trẻ em. Người ta đồn rằng các món quà bất ngờ đều do thánh Ni-kô-la mang đến và cũng chính ngài là người luôn mang quà đến cho trẻ em vào các dịp Nô-en. 

Bên cạnh đó, thánh Ni-kô-la còn là người bảo vệ cho các thuỷ thủ đảo Xi-xin-li của nước Hy Lạp và nước Nga. ở đất nước Hà Lan, truyền thuyết về thánh Ni-kô-la luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân. Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Ni-kô-la thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas (thánh Ni-kô-la) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa.”

 

Chiếc bật lửa thần

Một anh lính đang đi trên đường cái. Một, hai! Một, hai! Bọc đồ trên lưng và gươm cạnh sườn, anh vừa tham chiến về, đang trên đường trở lại quê hương. Dọc đường, anh bỗng gặp một mụ phù thuỷ già...

Cô bé Lọ Lem

Ngày xưa có một người đàn ông giàu có, vợ ông ta ốm nặng. Khi bà cảm thấy mình sắp gần đất xa trời, bà gọi người con gái duy nhất của mình lại bên giường và dặn dò...

Bốn anh em tài giỏi

Ngày xưa, có một người đàn ông nghèo sinh được bốn người con trai...

Chó sói và bảy chú dê con

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn...

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Xưa kia, ở một bờ biển rất rộng lớn nọ, có một ông lão làm nghề đánh cá cùng chung sống với người vợ của mình. Hai vợ chồng già sống trong túp lều rách nát, tồi tàn...

Hoàng tử ếch

Từ thời xa xưa lắm rồi, khi chuyện ước nguyện còn có hiệu nghiệm, một ông vua có mấy cô con gái, cô nào cũng xinh đẹp cả...

Hoàng tử hạnh phúc

Cao cao phía trên thành phố, trên một cái cột ngay quảng trường sừng sững bức tượng của Hoàng tử Hạnh Phúc. Khắp người Hoàng tử được thếp bằng những lá vàng mười, đôi mắt là hai viên xa phia rực sáng...

Chú mèo đi hia

Một bác thợ xay có ba người con trai, gia tài của bác cũng có ba thứ: một cối xay gió, một con lừa và một con mèo. Các con bác xay bột, lừa đi lấy ngũ cốc về xay và chở bột đi, còn mèo thì bắt chuột...

Người mua giấc mơ

Ngày xửa ngày xưa có hai người lái buôn, một già một trẻ. Họ thường cùng nhau đi buôn chuyến. Một ngày họ đi đến bờ biển thuộc làng Teraddomai. Họ đã thấm mệt sau một chặng đường dài nên họ ngồi nghi một lát...