Sự tích quả dứa

Huyền Nương là tên một cô gái mười lăm, không thích làm những việc bếp núc, thêu thùa vá may, tối ngày chỉ lo ca hát không để ý vào việc gì. Mẹ nàng là một góa phụ không mấy giàu sang, lại có tính chanh chua soi mói thiên hạ nên người trong làng ít ai có thiện cảm với mẹ con Huyền Nương.

Thình lình mẹ Huyền Nương lâm bệnh nặng nằm một chỗ, Huyền Nương phải thay mẹ vào trong bếp nấu cháo, nấu nước cho mẹ. Khỗ nỗi, ngày thường không để ý chi đến mọi việc trong nhà, nên lúc vào bếp, Huyền Nương lúng túng không biết vật nào để ở đâu, và phải làm thế nào. Vì vậy, chốc chốc Huyền Nương lên tiếng hỏi:

– Mẹ ơi, gạo để đâu? Mẹ ơi, cục đá để đánh lửa mẹ để đâu?

– Mẹ ơi, nước đổ vào nồi như vậy vừa chưa. Mẹ ơi, cái gàu múc nước mất rồi …

Đang ốm, lại bị kêu gọi từng chập, người mẹ Huyền Nương lấy làm bực mình lắm, nên nói lẫy:
“Mẹ ước gì con có thật nhiều mắt để con kiếm những đồ dùng đặng khỏi kêu nheo nhéo suốt ngày làm chói cả tai”.
Huyền Nương cắc cớ hỏi:

– Bộ mẹ không thương con hay sao?

Người mẹ chanh chua càu nhàu:

– Thương cái nổi gì, nếu không có con cũng không sao.

Tức thì giữa thinh không có tiếng nói khàn khàn:

– Lời ước của người mẹ không biết thương con sẽ thành sự thật.

Người mẹ kinh sợ, nhìn sau trước không thấy ai thì sinh nghi, bà liền gượng đứng dậy đi xuống bếp tìm Huyền Nương, nhưng không thấy nàng đâu nữa. Bà sợ sệt đi thẳng ra vườn cất tiếng gọi: “Huyền Nương! Huyền Nương!” Không một tiếng trả lời. Bà rên rỉ: “Trời ơi! Huyền Nương đâu mất rồi”.
Bà đi đến cuối vườn, bỗng bà nhận ra đôi hài cỏ của Huyền Nương nằm cạnh một bụi cây vừa trổ sinh một trái rất kỳ lạ, mình dài mà tròn có nhiều mắt bao bọc xung quanh, tỏa mùi thơm thoang thoảng.

Đôi mắt bà sáng lên, tay nắm lấy đôi hài, tay sờ vào trái lạ, tự nhiên nước mắt ứa trào ra, bà than thở:
– Huyền Nương! Mẹ đã hiểu vì sao rồi.
Sau tiếng than của bà, nhiều tiếng khóc nỉ non từ trong lòng trái lạ vẳng lên. Da trái đang xanh, hứng phải nước mắt và tiếng khóc than của người mẹ dần dần ửng vàng.
Ngày xưa, người ta gọi thứ trái lạ này là trái Huyền Nương, nhưng dần dần đổi lại là trái thơm.

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Cây tre trăm đốt

Chuyện xưa kể lại rằng, ở vùng nọ có một người nông phu rất nghèo khó, vì vậy nên anh ta không còn cách nào khác là phải đến ở cho nhà một phú ông vô cùng giàu có...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.