Tại sao bắt chương trình truyền hình bảo mật phải dùng thiết bị chuyên môn?

Ti vi gia đình chỉ cần nối nguồn điện là có thể bắt được tất cả các chương trình truyền hình vô tuyến do đài truyền hình trung ương và đài truyền hình của tỉnh mình phát. Thế nhưng, muốn thu được chương trình đài truyền hình hữu tuyến (truyền hình cáp) thì không có giản đơn như vậy. Trước hết phải trả một khoản tiền làm thủ tục xin thu chương trình, sau đó mới được nhân viên chuyên môn đến nhà mắc đường dây lắp đặt rồi mới cắm dắc (jack: phích cắm thu chuyên dụng) của cáp điện truyền tải truyền hình hữu tuyến của ổ cắm anten ti vi. Lúc này ta mới có thể bắt được chương trình truyền hình do đài truyền hình hữu tuyến phát đi.

Khi bắt chương trình truyền hình hữu tuyến phát, chúng ta sẽ phát hiện có mấy dải tần có thể nghe thấy âm thanh mà hình thì không nét. Đó chính là dải tần bảo mật. Khi đài truyền hình hữu tuyến phát nội dung dải tần bảo mật thì nó áp dụng biện pháp bảo mật, khiến những thuê bao đài truyền hình hữu tuyến thông thường chỉ có thể nghe được âm thanh của chương trình mà không xem rõ hình ảnh. Chỉ khi lắp thiết bị chuyên thu dải tần bảo mật - thiết bị giải mật, thì thuê bao mới có thể xem được chương trình.

Cách bảo mật này thường chỉ gồm việc làm nhiễu hình, nguyên lí cũng không phức tạp cho lắm. Lấy ví dụ, nếu trên tay ta có một tấm ảnh, ta có thể bằng hai cách làm mờ ảo nó. Cách thứ nhất là cắt tấm ảnh thành mấy chục dải đều đặn theo đường ngang mặt nước để làm cho khởi điểm của hình ảnh bị lẫn hoặc đảo lộn đi rồi mới ghép lại. Cách này gọi là làm sai hàng theo trình tự thời gian. Một cách khác là cũng cắt tấm ảnh thành mấy chục dải theo chiều ngang thủy bình. Rồi đó lần lượt phủ lớp giấy bóng kính màu có màu sắc khác nhau trên các dải ảnh đã cắt rời. Cách này gọi là làm sai hàng bằng màu. Hình thu được sau khi xử lí theo hai cách nói trên sẽ hoàn toàn khác với hình thật. Đài truyền hình hữu tuyến áp dụng phương pháp bảo mật cho chương trình cũng tựa như ví dụ đã nói. Chúng ta biết rằng ti vi thông thường mỗi bức ảnh được quét hơn 320 dòng. Nếu như làm sai hàng trình tự thời gian truyền hình sai hàng màu với hơn 320 dòng này thì người xem sẽ không thể xem được chương trình.

Do thiết bị giải mã đã nắm được mật mã của việc làm sai hàng, cho nên khi lắp đặt thiết bị giải mã, trang hình sẽ trở lại nguyên hình. Mỗi một thiết bị giải mã đều có một khẩu lệnh máy. Đài truyền hình hữu tuyến đều đã có ghi chép khẩu lệnh của mỗi thiết bị giải mã, dùng thiết bị chuyên dụng để liên tục tìm khẩu lệnh, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của thuê bao, từ chối việc sử dụng phi pháp thiết bị giải mã.

Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc...

Tại sao chỗ da bị sâu róm đốt lại vừa đau vừa ngứa?

Khi bạn đi bộ trong rừng cây, hoặc đi chơi trong công viên, có lúc bỗng nhiên bị sâu róm đốt, thì bạn sẽ cảm thấy chỗ bị đốt vừa đau vừa ngứa, rất khó chịu.

Sự cố Y2K là gì?

Vấn đề năm 2000 của hệ thống máy tính được gọi tắt là Y2K. Nó chỉ có các hệ thống ứng dụng sử dụng chip điều khiển chương trình số hóa và hệ thống...

Nhà máy xử lí nước thải xử lí như thế nào?

Nước thải thành phố bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải bề mặt, chúng được mạng lưới đường ống nước thải dẫn đến nhà máy...

Vì sao khi da bị chảy máu thì máu sẽ tự động đông lại?

Trong cơ thể, khắp nơi đều có mạch máu. Trong "dòng sông" đó, máu là chất nước màu hồng chảy đi cuồn cuộn.

Sương muối được hình thành như thế nào?

Những ngày lạnh giá, gió nhỏ, trăng sao trong sáng, sáng sớm mở cửa sổ nhìn ra ngoài ta thấy trên nóc nhà, dưới bãi cỏ có một lớp tuyết trắng mỏng....

Vì sao phải khai phá nguồn năng lượng mới?

Nguồn năng lượng mới là một khái niệm tương đối, tức là nguồn năng lượng tương đối mà chúng ta đã quen biết. Khai phá nguồn năng lượng mới là xuất...

Tại sao ánh sáng trên ngọn hải đăng phải luôn luôn nhấp nháy?

Hải đăng đã có lịch sử rất lâu đời. Ngọn hải đăng trên đảo Faros ở cảng Alexandria của Ai Cập cổ, từng được liệt vào một trong bảy kỳ quan lớn của thế...

Vì sao không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu?

Chúng ta đều biết, bất kì một động cơ nào khi chuyển động đều phải tiêu hao năng lượng, và phải chống lại lực ma sát...