Tại sao các loài thực vật bị tuyệt chủng trên thế giới ngày một nhiều?

Theo dự đoán của các nhà sinh vật học, tỉ lệ tuyệt chủng của các loài sinh vật (cả động vật và thực vật) là:

Thời kì khủng long tuyệt chủng: 1000 năm/ 1 loài tuyệt chủng

Thế kỉ 16-19: 4 năm / 1 loài tuyệt chủng

Những năm 70 của thế kỉ XX: 1 năm / 1 loài tuyệt chủng.

Dự tính, đến giữa thế kỉ này, khoảng 1/4 (tương đương 60000 loài) thực vật bậc cao có khả năng tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Tốc độ nhanh đến đáng phải kinh ngạc!

Vậy vì sao các loài thực vật bị tuyệt chủng trên thế giới lại ngày một nhiều như thế?

Có lẽ rất nhiều người sẽ nói nguyên nhân là do núi lửa phun trào, do thiên tai bão lũ. Quả không sai. ảnh hưởng của tự nhiên sẽ làm một số loài thực vật biến mất, nhưng chỉ cần so sánh mấy con số trên, ta sẽ thấy tốc độ này là rất chậm chạp. Nguyên nhân thật sự khiến tốc độ tuyệt chủng của các loài thực vật nhanh đến vậy, không thể đổ lỗi cho tự nhiên, mà hoàn toàn nằm ở phía con người. Con người mới là tội phạm chính huỷ diệt thực vật.

Mục tiêu đầu tiên của con người khi can thiệp, phá hoại tự nhiên là rừng. Cùng với sự gia tăng của dân số là những hoạt động phá hoại rừng mỗi lúc một nghiêm trọng. Trước năm 1940, con người mới chỉ dùng rìu, cưa, sức gia súc để chặt cây phá rừng. Những công cụ này tổn hại đến rừng còn khá ít, diện tích khai phá cũng hẹp. Nhưng đến sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, các máy xúc, máy ủi hạng nặng và cưa điện đồng loạt đổ bộ vào rừng, và cùng với những tiếng động cơ ù ù là từng khoảnh từng khoảnh rừng nguyên sinh ngã xuống, tất cả bị san phẳng. Trong thảm cảnh ấy, rừng nhiệt đới lại là đối tượng hàng đầu bị công phá. Theo thống kê, mỗi năm có tới 13 triệu km2 rừng nhiệt đới bị chặt phá, nghĩa là trên Trái Đất cứ 1 phút có 20 km2 rừng nhiệt đới bị huỷ hoại. Rừng nhiệt đới mang trong mình hơn nửa các loài thực vật trên Trái Đất. Nừu tính toán theo tốc độ chặt phá hiện nay, trong vòng chỉ 20-30 năm nữa, rừng nhiệt đới của các nước phát triển sẽ trở nên trơ trụi; các sinh vật sống trong rừng cũng sẽ biến mất. Có lẽ, bạn nên biết trong số những sinh vật đấy, có loài con người còn chưa biết tới, thậm chí đến tên gọi cũng không có. Rừng bị huỷ hoại sẽ tạo nên hiện tượng sa mạc hoá, lũ bùn cuốn, hay khí hậu biến đổi. Đồng thời, do việc mở rộng đô thị, làm đường, cứ mỗi phút lại có 80 km2 đất nông nghiệp bị huỷ hoại, khiến các sinh vật sống ở đó ít dần đi. Tất cả điều đó là nguyên nhân khiến tốc độ tuyệt chủng của các loài thực vật trên thế giới ngày càng gia tăng.

Thêm vào đó, với sự phát triển công nghiệp hiện đại, một lượng lớn vật chất mang tính axit được thải vào không khí, khiến mưa cũng có tính axit. Mưa axit giống như Tử thần bay lơ lửng trên không trung, đáp hạ xuống đâu, rừng xanh ở đó bị khô cằn. Đây cũng là nguyên nhân gia tăng tốc độ tuyệt chủng của các loài thực vật.

Cuối cùng là nguyên nhân ở con người. Một số loài thực vật quý, đặc biệt là cây có chất gỗ tốt, những cây thuốc, dưới tốc độ khai phá của con người, chả mấy chốc cũng trở thành tuyệt chủng.

Vì một tương lai tốt đẹp, với vai trò là chúa tể muôn loài, con người cần biết cách cùng chung sông với các loài sinh vật.

Tại sao dấm có tác dụng "bảo vệ sức khỏe" cho cây trồng?

Cây trồng trong quá trình sinh trưởng không chỉ cần các điều kiện cơ bản không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ..

Tại sao chúng ta tin vào linh hồn?

Những cuộc nói chuyện với linh hồn người đã khuất có thể chỉ là kết quả của sự sợ hãi hay ám ảnh, chứ chả phải là cuộc gặp gỡ tâm linh nào hết. Các...

Vì sao đất đai có thể làm sạch ô nhiễm?

Con người trong quá trình sản xuất và những hoạt động khác đã sản sinh ra các chất gây ô nhiễm. Những chất này thâm nhập vào trong đất và tích lũy đến...

Tại sao chuột lữ phải nhảy xuống biển để chết?

Chuột lữ là một loài động vật gặm nhấm cỡ nhỏ, thân dài khoảng 10 cm, sinh sống ở gần vành đai Bắc Cực.

Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có...

Vì sao bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm?

Bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm, nên mới có ngạn ngữ “mưa đêm núi Ba<a epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n32" title="Ba: chỉ Ba Thục, là tên...

Thuỷ tinh hữu cơ và thuỷ tinh thường có gì khác nhau?

Không ít người cho rằng thủy tinh hữu cơ và thủy tinh thường là "cùng một họ", thực ra chúng hoàn toàn khác nhau. Nguyên liệu để chế tạo thuỷ tinh...

Côn Minh - Thành phố mùa xuân vì sao lại có tuyết rơi?

Thành phố Côn Minh là một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, ở đây mùa đông không giá rét, mùa hè không nóng bức, khí hậu rất ôn hòa. Ví dụ như vào...

Vì sao phải uống thuốc đúng giờ quy định?

Khám bệnh xong, cầm đơn của bác sĩ đến cửa hàng thuốc, khi giao thuốc, dược sĩ sẽ báo cho bạn biết từng loại thuốc, một ngày uống mấy lần hoặc cách...