Tại sao coi chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình?

Trong Kinh Thánh có đoạn như thế này: “Thượng đế Jehova tạo ra người nam là Adam, rồi lại lấy một cái xương sườn của Adamtạo ra con người nữ Eva, nhờ đó con cháu của họ sinh sôi nảy nở và làm ăn sinh sống rất hưng thịnh.

Nhưng trong nhân loại lại sản sinh ra những kẻ tham đồ hưởng lạc, không nghĩ tới chuyện cẩn cù lao động, vì thế mới nảy sinh những tội lừa bịp, hủ hoá và bạo lực, phong khí đạo đức của nhân loại bắt đẩu hủ hoại. Thượng đế nổi giận, quyết định dùng nạn hồng thuỷ để huỷ diệt thế giới này

Nhưng cháu đời thứ chín của Adamlà Noe, tộc trưởng của tộc Hebrơ là một người hết sức trung thành với Thượng Đế. Ông chủ trương giữ trọn chính nghĩa, căm ghét sâu sắc các điều ác trong loài người.

Một hôm Thượng Đế bảo Noe rằng mặt đất sắp bị hồng thuỷ nhấn chìm. Noe phải lập tức làm một con thuyền hình vuông có ba tẩng để tránh nạn. Noe tuân theo lời căn dặn của Thượng Đế, làm xong chiếc thuyền hình vuông, đưa tất cả mọi người trong gia đình cùng với gia súc, gia cẩm trong nhà đưa lên thuyền

Hồng thuỷ kéo dài 150 ngày, ngập chìm tất cả núi cao và nhà cửa, làm chết vô số ngời, chỉ riêng có gia đình Noe được an toàn vô sự. Đến khi nước sắp sửa rút, Noe quyết định thả con chim bồ câu cho nó đi thám thính, nhưng con chim chỉ lượn hết một vòng rồi bay về. Noe biết rằng khắp các nơi vẫn còn là nước, cho nên con chim không có chỗ nào để đậu. Vài ngày sau, Noe lại thả chim bồ câu. Lúc con bồ câu trở về, trên mỏ nó ngậm nhánh trám mẩu lục, Noe nhìn thấy thế hết sức sung sướng, và điều này chứng tỏ nước lụt đã rút để lộ ra những nhánh cây non nhô lên khỏi mặt nước, thế là ông đưa tất cả gia đình trở về lục địa, bắt đẩu xây dựng một cuộc sống mới”.

Chuyện con chim bồ câu và nhánh trám báo trước cuộc sống hoà bình và an ninh đã theo Kinh Thánh mà được phổ biến ra toàn thế giới. Đến những năm 30 thế kỷ XVII, ở châu Âu nổ ra một cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm trời, làm cho châu Âu, đặc biệt là nhân dân Đức chìm trong đau thương trẩm trọng. Thời bấy giờ, tại một số thành thị ở nước Đức, lưu hành một thứ khăn kỷ niệm, trên vẽ hình con chim bồ câu ngậm một nhành trám, phản ánh nguyện vọng mong chờ hoà bình của nhân dân, vì thế con chim bồ câu và nhánh trám đã tượng trưng cho hoà bình.

Sau cuộc Chiến tranh thế giới II, nhà hoạ sỹ lớn Picassođã vẽ một con chim bồ câu trắng đang bay, gửi tặng Đại hội Hoà bình toàn thế giới, người ta gọi con chim bồ câu này là Chim bồ câu hoà bình.

Tại sao trồng ngô xen kẽ với trồng đậu tương có thể tăng sản lượng?

Ngô và đậu tương trồng với nhau, theo lí mà nói, hai loài tranh nhau chất dinh dưỡng trong đất, nhưng thật kì lạ, chúng lại rất hợp nhau. Hóa ra, hai...

Vì sao định lý thặng dư Trung Quốc có thể dùng để mã hóa máy tính?

Chúng ta đã biết đến định lí thặng dư Trung Quốc, tức vấn đề Hàn Tín điểm binh, đó là một thành tựu quan trọng trong toán học Trung Quốc cổ đại, với...

Vì sao bốn mùa trong năm không dài như nhau?

Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.

Vì sao trước lúc tiêm, phải đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm?

Nếu bạn chú ý quan sát sẽ phát hiện thấy y sĩ trước khi tiêm thường đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm. Đó là để bảo đảm điều trị an toàn.

Tại sao dưa hấu có thể biến thành đạn pháo?

Dưa hấu có thể so sánh với đạn pháo được chăng? Không phải là anh đang pha trò đấy chứ?

Tại sao rừng có thể trị bệnh?

Phương pháp dùng rừng chữa bệnh gọi là liệu pháp rừng. Rừng trị bệnh không phải như tiêm hay uống thuốc mà nhờ “chất sống” do rừng phát ra cùng với...

Động vật trút giận như thế nào?

Ăn miếng trả miếng, đó là phản ứng thường gặp khi xung đột giữa hai con vật xảy ra. Song có khi, chúng lại đưa ra một số động tác kỳ quặc, chuyển "cục...

Tại sao cần xây dựng kiến trúc kiểu kim tự tháp?

Kim tự tháp là một trong bảy kỳ quan về kiến trúc của thế giới cổ đại, là một kiệt tác duy nhất còn lưu lại đến nay. Kim tự tháp là lăng mộ của các...

Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?

Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa".