Tại sao máy bay khi cất cánh, hạ cánh và khi bay đều phải điều khiển bằng rađa?

Sân bay thường được gọi là "cảng hàng không", đấy là một đầu mối giao thông vô cùng nhộn nhịp, mỗi ngày đều có nhiều máy bay cất cánh và hạ cánh.

Tuy sân bay rất lớn, nhưng vì tốc độ máy bay rất nhanh, nên để tránh máy bay va chạm vào nhau, nhân viên điều hành bay cần phải kịp thời nắm vững vị trí, tốc độ và hướng bay của tất cả các máy bay ở trong phạm vi vài trăm kilômét trên không phận sân bay, sau đó mới có thể đưa ra những chỉ thị chuẩn xác cho các máy bay, lệnh cho chiếc nào cất cánh và hạ cánh trước, chiếc nào cất cánh và hạ cánh sau.

Muốn hoàn thành công việc điều hành vất vả và tinh tế đó, rađa là một công cụ không thể thiếu được. Trên sân bay có lắp đặt rađa, nhân viên điều hành bay có thể từ màn hình rađa, nhìn thấy rõ toàn bộ tình hình trong phạm vi hàng trăm kilômét ở trên không phận sân bay, để tiến hành điều khiển đường bay trên không.

Trên màn hình rađa, có thể hiển thị trước một quỹ đạo hạ cánh lý tưởng cho máy bay, trong quá trình máy bay hạ cánh, rađa liên tục đo vị trí của máy bay và thông qua máy điện thoại vô tuyến để hướng dẫn người lái bay theo đường bay chính xác, cho đến khi hạ cánh xuống đường băng.

Không những phải dùng rađa để điều khiển khi máy bay cất cánh và hạ cánh, mà trong quá trình bay cũng phải dùng đến rađa. Thông thường, các máy bay dân dụng đều phải bay theo đường bay đã quy định trước. Khi đêm tối và bầu trời có nhiều mây mù, hoặc người hoa tiêu không thuộc đường bay, thì phải dùng rađa để dẫn đường. Trên máy bay có lắp một bộ rađa, ăngten hướng xuống mặt đất, trên màn hình sẽ hiển thị một "bản đồ rađa", người hoa tiêu thông qua bản đồ rađa, thường xuyên theo dõi, thì có thể biết được vị trí của máy bay, đảm bảo cho máy bay bay theo lộ trình chính xác.

Trong quá trình bay, người lái còn phải luôn luôn nắm vững độ cao cách mặt đất của máy bay, do đó trên máy bay còn lắp một rađa đo độ cao. Nhờ vậy, khi bay trên biển, có thể biết được độ cao cách mặt biển là bao nhiêu; khi bay trên đồng bằng, có thể biết được độ cao cách mặt đất; khi bay trên vùng núi non trùng điệp, có thể biết được chiều cao cách các ngọn núi. Trên một số máy bay quân sự dùng để ngăn ngừa sự đột kích ở tầm thấp, còn phải lắp một loại "rađa phòng va chạm", khi máy bay bay thấp với tốc độ cao, nó có thể kịp thời nhắc nhở người lái tránh núi cao và các công trình kiến trúc lớn.

Tại sao một cây cầu lại nhiều gầm cầu?

Các cầu bắc qua sông được chống đỡ bằng trụ cầu, chiều dài của gầm cầu giữa các trụ cầu gọi là "khẩu độ" của cầu. Rõ ràng là, khẩu độ càng lớn, thì...

Vì sao titan được xem là "kim loại của hàng không vũ trụ"?

Việc dùng kim loại titan trong chế tạo máy bay được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khi nền công nghiệp hàng không và hàng không vũ trụ càng...

Tại sao nói con mối không phải là con kiến?

Con mối (bách nghĩ) và con kiến (mã nghĩ) đều có cũng một chữ "nghĩ" (theo cách gọi của người Trung Quốc), nên người Trung Quốc thường gọi nhập chúng làm một.

Vì sao có thể khống chế sét bằng phương pháp nhân tạo?

Trên Trái Đất bình quân mỗi giây có một nghìn lần sét đánh. Sét có năng lượng cực lớn.

Tại sao sau mưa xuân cây măng lại mọc rất nhanh?

Sau một đêm mưa xuân, trong vườn tre đều mọc rất nhiều măng, và chỉ sau vài ngày là chúng lớn lên thành cây tre, cho nên người ta thường có câu “măng...

Ngày trên Trái đất được tính như thế nào?

Qua 12 giờ đêm, Bắc Kinh lại bắt đầu một ngày mới. Nhưng những vùng ở phía tây Bắc Kinh, như London nước Anh lại là 4 giờ chiều của ngày hôm trước;...

Tại sao hải âu hay bay theo tàu biển?

Những ngày trời nắng, nếu bạn đi dạo trên bờ biển, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm, thường có thể thấy đàn chim hải âu màu bạc sáng lóng lánh, giang rộng đôi cánh, rất bình thản bay theo tàu biển.

Tại sao hệ thống đường ống sẽ trở thành hình thức giao thông quan trọng trong tương lai?

Tàu thuyền chạy trên sông biển, xe cộ chạy trên đất liền, máy bay bay trên trời, là ba hình thức giao thông vận tải lớn mà chúng ta đều quen thuộc,...

Vì sao sóng biển lại có màu trắng?

Thực ra, có thể coi sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn. Do đó, để chúng ta dễ hình dung và giải thích hơn về việc tại sao nước biển có màu xanh mà sóng biển lại có màu trắng, hãy cùng nghiên cứu về tính chất của thủy tinh...