Trong cơn nóng giận

Nhiều năm vê trước, Bedford - ủy viên chấp hành khá cao tuổi của một tập đoàn dầu lửa Rockefeller ở Mỹ - đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn hai triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu công ty.

Bedford được Rockefeller mời lên văn phòng. Bedford đến rất đúng giờ và đã sẵn sàng nghe những lời chỉ trích nặng nề trong cơn nóng giận của Rockefeller.

Khi Bedford bước vào phòng, ông vua dầu lửa đang ngồi cạnh bàn, chăm chú viết bằng bút chì lên một tờ giấy. Bedford đứng yên lặng, không muốn phá ngang. Sau vài phút, Rockefeller ngẩng lên.

- A, anh đấy hả, Bedford. - Rockefeller nói rất chậm rãi. - Anh đã nghe tin những tổn thất của công ty chúng ta rồi chứ?

Bedford đáp rằng ông đã biết rồi.

- Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này. - Rockefeller nói. - Và trước khi tôi nói chuyện với anh, tôi đã ghi ra đây vài dòng.

Sau này, Bedford kể lại cuộc nói chuyện của ông với Rockefeller như sau: Tôi thấy rõ dòng đầu tiên của tờ giấy mà ông chủ đã "ghi vài dòng" là "Những ưu điểm của Bedford". Sau đó là một loạt những đức tính của tôi, kèm theo là miêu tả vắn tắt rằng tôi đã giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn được ba lần, giúp công ty kiếm được gấp nhiều lần số tiền tổn thất lần này.

Bedford không bao giờ quên bài học ấy. Trong nhiều năm sau, bất kỳ khi nào Bedford định nổi giận với người khác, Bedford đều bắt mình phải ngồi xuống, nghĩ và viết ra một bảng liệt kê những ưu điểm của người đó, càng dài càng tốt. Khi viết xong danh sách đó thường thì Bedford cũng thấy bớt nổi giận một cách cực đoan với người phạm sai lầm. Khi đã bình tĩnh lại, Bedford mới bắt đầu phân tích, tìm hiểu tất cả mọi nguyên do. Đánh giá lỗi lầm của người khác một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.
 

Mẹ luôn sống vì người khác

Albert Einstein từng nói: “Một cuộc sống vì một cuộc sống khác mới là một cuộc sống xứng đáng”. Câu nói này hoàn toàn phù hợp để nói về mẹ tôi.

Bài học về cách chấp nhận

Mỗi lần thất vọng hay gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến câu chuyện của một cậu bé gần nhà...

Bài học về thứ không mua được bằng tiền

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.

Ý nghĩa công việc

Một người khách đi ngang qua nơi những người thợ hồ đang xây một bức tường và hỏi về công việc họ đang làm...

Bí mật của bé Bánh Rán

Lên năm tuổi, thằng Bánh Rán, con tôi, hầu như tuần nào cũng mang về nhà một thương tích mới. Phạt roi hay úp mặt vào tường đều là nước đổ lá khoai.

Đừng thay đổi thế giới

Ngày xưa, có ông vua cai trị ở một đất nước phồn vinh nọ. Một ngày kia, vị vua đi ngao du sơn thủy.

Quà tặng dành cho trái tim tan vỡ

Đi học về, bé Sussie 6 tuổi thấy mẹ đang bận rộn trong bếp, em lại gần và hỏi: - Con chào mẹ, mẹ đang làm gì đó?

Không bao giờ là quá muộn

Cách đây nhiều năm, khi tham dự khóa học về giao tiếp, tôi đã biết đến một phương pháp giảng dạy khác thường. Giảng viên yêu cầu chúng tôi liệt kê ra tất cả những việc mà chúng tôi vẫn còn thấy hổ thẹn, day dứt, hối tiếc hoặc chưa hoàn tất.

Sức mạnh của trí tưởng tượng

Hồi mới bắt đầu viết cuốn sách, tôi thử tưởng tượng đến cảnh mình ký tặng chữ ký. Bốn tuần sau, tôi được mới đến dự bữa tiệc Giáng Sinh - đội bóng chày Doiger tổ chức - dành cho thiếu nhi trong thành phố.