Trực giác của người mẹ

Tôi nhìn đồng hồ. Gần 4 giờ rồi, đã đến lúc tôi rời khỏi bệnh viện. Tôi thường xuyên có mặt ở đây kể từ khi con mình nhập viện. Khi Lisa bị cảm lạnh kéo dài, tôi đưa con bé đến bệnh viện và bác sĩ nhi đã nghe thấy tiếng nhịp tim không ổn định của con bé.

– Có thể sẽ không có gì nghiêm trọng cả đâu, – ông trấn an tôi. – Nhưng tôi nghĩ cô bé nên được kiểm tra kỹ lưỡng.

Hai ngày sau, vợ chồng tôi cùng bốn đứa con con lại đưa Lisa đi khám bệnh ở Denver. Chúng tôi đã lên kế hoạch kết hợp vui chơi trong chuyến đi này, như thăm thú viện bảo tàng, rồi ghé tiệm ăn nào đó dùng bữa trưa. Nhưng rồi cuối cùng cả nhà chúng tôi phải dùng bữa tại căng tin của bệnh viện trong khi chờ kết quả điện tâm đồ và chụp X-quang lồng ngực của Lisa. Cuối cùng, bác sĩ cho chúng tôi biết tình trạng của Lisa được gọi là tồn tại ống động mạch.

– Trước khi một đứa bé được sinh ra, máu lưu thông qua phổi. Nhưng khi đứa trẻ ra đời và bắt đầu thở, mạch máu tạm thời này sẽ phải đóng lại. – Ông giải thích. – Với Lisa thì không như vậy, cho nên máu chứa oxi không đến được cơ thể. Bé cần được phẫu thuật.

Tôi thật sự sợ hãi trước thông tin này, nhưng một lần nữa bác sĩ lại trấn an tôi, bảo rằng tình trạng này khá là thông thường.

Lisa được nhập viện và lịch mổ là vào tuần tiếp theo.

Khi nghe tin về tình trạng của Lisa, bạn bè thân thuộc đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Họ mua quà gửi đến, và giúp chúng tôi chăm sóc bốn đứa con còn lại của mình. Từ đó, tôi cứ đi đi lại lại giữa nhà mình và bệnh viện. Cứ mỗi tối, sau khi Lisa ngủ, tôi lái xe về nhà, và rồi 5 giờ sáng lại đến với con trước khi nó tỉnh giấc. Với lịch sinh hoạt như vậy, tôi gần như không thể gần gũi chăm sóc bốn đứa con còn lại mà đành giao phó cho chồng. Hôm nay thì chồng tôi, một huấn luyện viên bóng rổ, có một cuộc thi đấu nên không thể đón các con về ăn tối. Được sự động viên của các y tá, tôi đồng ý rời bệnh viện sớm.

Tôi nhìn đồng hồ lần nữa. Đúng 4 giờ chiều. Nếu không rời khỏi đây sớm, có thể tôi sẽ bị kẹt xe vì hôm nay là cuối tuần. Tôi biết là mình nên đi, nhưng có điều gì đó cứ khiến tôi nấn ná.

Ừ, chỉ năm mười phút thôi có ảnh hưởng gì đâu chứ.

4 giờ 5 phút, tôi hát cho Lisa nghe mấy bài hát quen thuộc.

4 giờ 10, tôi chỉnh lại cửa chớp và tưới mấy cây xanh đặt trên bệ cửa sổ.

4 giờ 15, tôi quỳ xuống để khởi động hộp nhạc cho Lisa. Con bé có vẻ không được khỏe cho lắm. Môi con tôi trông hơi xanh, nhịp thở ngắn. Hoảng hốt, tôi bấm chuông báo động. Một cô y tá chạy đến. Cô ấy vỗ vai tôi bảo:

– Con chị ổn cả mà. Chị cần phải về nhà với mấy đứa lớn đi chứ. Chúng tôi sẽ chăm sóc Lisa cẩn thận.

Tôi biết cô ấy đã nhận định sai. Tôi chạy ngay tới phòng y tá.

– Làm ơn đến kiểm tra với, – tôi van nài. – Con tôi bị làm sao thật mà.

Một cô nhìn lên:

– Chị đừng lo. Chúng tôi mới kiểm tra bé đây mà.

Cháu hoàn toàn ổn cả. Lát nữa sẽ có người của ca trực tiếp theo đến để kiểm tra bé lần nữa ngay khi chúng tôi hoàn thành xong bản báo cáo. Chị cứ về đi và đừng lo lắng gì cả.

Lúc đó, tôi thật sự kích động.

– Ai đó giúp với! – Tôi vừa hét vừa chạy dọc theo sảnh bệnh viện.

Văn phòng của bác sĩ khoa tim nằm xa khỏi khu vực phòng bệnh nhân. Cô thư kí của bác sĩ nhảy dựng lên, cố chặn tôi lại khi tôi bất ngờ mở cửa xông vào. Nhưng tôi đã kịp chộp lấy tay bác sĩ.

– Ông phải đi với tôi ngay bây giờ, – tôi nức nở. – Không ai nghe tôi cả, mà con tôi thì đang chết dần đấy bác sĩ.

– Chị quá căng thẳng rồi, – bác sĩ nói, – nhưng thôi được, tôi sẽ đi cùng chị.

Và tôi cứ thế kéo ông chạy băng băng qua sảnh. Chỉ cần một cái nhìn vào cô con gái bé bỏng phờ phạc của tôi, bác sĩ đã vội vàng bắt tay vào hành động.

Ngay lập tức, cả căn phòng đầy ắp bác sĩ lẫn y tá. Trong góc phòng, nơi tôi náu mình vào để nhường chỗ cho họ thăm khám Lisa, tôi thật sự hoảng loạn nghe họ đối thoại với nhau: “nhịp tim thấp… phẫu thuật ngay… may mà phát hiện kịp thời, nếu không cô bé chắc không thể qua khỏi…”.

Nhờ có sự chần chừ không chịu về ngay của tôi và sự phát hiện kịp thời đó mà con tôi được cứu sống. Quả thật đó là một điều kỳ diệu. Chúa vẫn thường thực hiện những điều kỳ diệu như vậy qua trực giác của những người mẹ.

~ Ellen Javernick

Học cách để tha thứ

Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm riết lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giấc mơ

Đó là một cuộc chạy đua tại địa phương – cuộc đua mà chúng tôi đã phải tập luyện gian khổ để được tham dự. Vết thương mới nhất ở chân của tôi vẫn chưa kịp lành.

Cây, lá và gió

Nếu bạn muốn có tình yêu của ai đó… đầu tiên hãy yêu người đó trước đã!

Chiếc bình vỡ

Nổi bật trong số những đồ trang trí và những món nữ trang trưng bày trong phòng của một cô bé 15 tuổi là một chiếc bình bằng gốm màu xanh da trời, có vẽ hình những bông hoa màu sắc sặc sỡ...

Cố gắng từng chút một

Tôi đang đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Dù biển đông người nhưng tôi chỉ chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó và ném xuống biển.

Giá trị của cuộc sống

Trong một ngôi chùa, bỗng một ngày chú tiểu hỏi sư phụ: Thưa thầy , giá trị cuộc sống của một con người là gì. – Hỏi vậy là do thường ngày chú tiểu thấy mọi người lên chùa đều cầu mong cho cuộc sống có giá trị.

Những con đường không lót đá

Bố là một người đàn ông đồ sộ, cao một mét tám và nặng một trăm năm mươi ký. Giọng bố to, trầm và luôn luôn gây ấn tượng rằng tốt hơn là bạn đừng ngồi chung bàn ăn với bố.

Dời núi

Đã mấy lần, Carolyn, con gái tôi cứ khẩn khoản gọi điện thoại mời tôi - Mẹ ơi, nhất định mẹ phải đến đây xem vườn hoa thủy tiên trước khi chúng tàn mẹ nhé...

Câu thần chú

Có một nhà thông thái, lúc biết mình sắp ra đi theo tổ tiên, liền gọi các con lại bên giường, chỉ vào kho sách mênh mông của mình và nói: