Vẻ đẹp tâm hồn #2

Có 1 dạo, tôi yêu cầu những người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình giúp tôi thực hiện 1 công trình nghiên cứu bằng cách viết 1 bản mô tả họ ở thời điểm hiện tại và của 15 năm trước. Kết quả là phần lớn của những bản mô tả đều có 1 điểm chung: con người của quá khứ luôn trẻ trung, lạc quan, yêu đời, hoạt động tích cực, trong khi đó, con người của hiện tại thì luôn rầu rĩ, tất bật, thường xuyên bị trầm cảm và bệnh tật.

Vấn đề ở đây không phải là thời gian, cũng không hẳn là sự khác biệt về tuổi tác, ngoại hình. Vấn đề nằm trong chính tư tưởng của mỗi chúng ta. Hầu hết chúng ta chú trọng đến hình thức và dáng vẻ bên ngoài. Chúng ta thường bỏ ra vô khối thời gian và tiền bạc để khiến mình trông trẻ trung và hấp dẫn hơn. Hình dáng của chúng ta là 1 món quà mà Thượng Đế trao tặng để thực hiện quá trình sống thiêng liêng. Nhưng khi quá tập trung vào thế giới bên ngoài của mình, chúng ta có thể sẽ không còn thời gian dành cho việc nuôi dưỡng tâm hồn và đời sống tinh thần.

Tiến sĩ Judith Rodin – 1 chuyên gia về sắc đẹp – đã nói: “Vẻ đẹp về ngoại hình mà chúng ta ao ước không hề tồn tại trên thực tế. Những người đẹp khi thức dậy vào mỗi buổi sáng cũng chẳng khá hơn chúng ta”

Tôi muốn nói rằng khi nhìn thấy những vẻ đẹp quá hoàn mĩ, bạn đừng tự so sánh với mình để rồi tự làm khổ bản thân. Hãy học để yêu những gì bạn có. Đó chính là lời khuyên chân thành nhất tôi muốn dành tặng những người tự ti về ngoại hình của mình. Quan niệm về vẻ đẹp mỗi thời điểm, mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá hoàn toàn không giống nhau. Mỗi người trong chúng ta có cách đánh giá khác nhau về cái đẹp.

Cuộc sống này còn rất nhìu khía cạnh khác để chúng ta quan tâm. Hình thức không phải là tất cả. Vẻ đẹp tâm hồn mới là vĩnh cửu của thời gian. Cái đẹp thuộc về phẩm chất bên trong mới tạo nên giá trị đích thực của mỗi người.

Hãy tôn trọng toàn bộ con người bạn, cả hình thể lẫn tâm hồn. Cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi bạn nhìn nhận mọi khía cạnh 1 cách tổng quát. Một khi đã gạt được những quan niệm sai lầm về cái đẹp và cảm nhận được giá trị của vẻ đẹp tâm hồn – bản chất bên trong, chúng ta sẽ cảm thấy yêu quý và hài lòng về chính bản thân mình hơn. Hãy chăm sóc cho “vẻ đẹp” ấy, đừng để những ám ảnh về hình thức chi phối cuộc đời bạn.

Quà tặng cuộc sống #2

Những người bạn cần nhớ đến trong cuộc đời

Cha tôi

Khi ấy, tôi 16 tuổi. Vào một buổi sáng, cha nhờ tôi lái xe đưa ông tới ngôi làng Mijar hẻo lánh cách nhà 18 dặm và bảo tôi đưa xe đi tu sửa ở một gara gần đó.

Bơ gạo của người ăn mày

Tại một xa xôi hẻo lánh, có nhiều lời đồn đại rằng hoàng tử của đất nước sẽ đến thăm làng. Những người luôn được coi là dân đen, tầng lớp thấp trong làng đều vui mừng, vì họ tưởng như ngôi làng này đã bị lãng quên rồi.

Hai viên gạch

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc.

Nhận biết chính mình

Với Sparky, trường học là tất cả, chỉ có điều cậu không thể theo được. Cậu đã thi hỏng mọi môn học vào năm học lớp tám. Cậu trượt môn vật lý hồi học trung học, thi hỏng môn tiếng La tinh, đại số và tiếng Anh...

Bạn đang lớn…

Dạo còn nhỏ, tôi rất hay làm mất đồ dùng của mình mỗi khi đi chơi hoặc đi học, những vật dụng trẻ con và cũng ít quan trọng. Có thể là chiếc bút máy, là cục tẩy chì hay đôi dép vì tôi hay bỏ dép ra chơi nhảy dây…

Bí mật của thiên đàng và địa ngục

Vị sư già ngồi bên vệ đường. Ông ngồi, đôi mắt khép lại, hai chân xếp bằng và hai tay đặt thong thả trên đùi.

Bức thư về ông già Noel vẫn lay động con tim sau hơn một thế kỷ

Hầu hết mọi đứa trẻ đến mùa Giáng sinh đều hoài nghi liệu Ông già Noel có thực không. Gần 120 năm trước, cô bé Virginia O’Hanlon, 8 tuổi ở Manhattan (New York, Mỹ) cũng có câu hỏi tương tự với bố mình.

Hãy buộc một dải ruy băng lên cây sồi già

Nước Mỹ. Năm 1971.