Vì sao bản đồ mây của vệ tinh có thể dùng để dự báo thời tiết?

Buổi tối hằng ngày, trên ti vi thường đưa tin dự báo thời tiết của Đài khí tượng trung ương, đồng thời kèm theo bản đồ mây trong toàn quốc. Bản đồ mây này là do vệ tinh khí tượng truyền về.

Bản đồ mây của vệ tinh đã được sử dụng rộng rãi trong dự báo thời tiết, hơn nữa là một công cụ dự báo rất lý tưởng.

Thời tiết hằng ngày có liên quan đến hệ thống thời tiết khác nhau. Ví dụ khí áp thấp thường dẫn đến mưa, khí áp cao thường là trời nắng. Hệ thống thời tiết khác nhau có những đặc trưng mây khác nhau, hình thái, kết cấu và độ sáng của mây đều khác nhau. Ví dụ khi có luồng không khí lạnh tràn xuống phía nam thì sẽ sản sinh ra hệ mây phân bố thành từng dải, hệ mây gió lốc hiện thành dạng xoáy, khu vực khí áp cao trên bầu trời không có những đám mây đen đặc. Cho nên bức tranh bản đồ mây vệ tinh giống như là bức tranh về hệ thống thời tiết của nó. Căn cứ sự phân bố của các hệ mây trên bản đồ mây vệ tinh ta có thể biết được sự phân bố của hệ thống thời tiết. Biết được sự phân bố này sẽ dễ dàng dự đoán được tình hình thời tiết các vùng trong tương lai.

Dùng bản đồ mây vệ tinh để phát hiện gió lốc rất tốt. Vì trên mặt biển trạm khí tượng ít, do đó khó kịp thời phát hiện các cơn lốc, hoặc không biết được vị trí chính xác của cơn lốc nên khó dự báo được hướng chuyển động của nó. Ngày nay có vệ tinh khí tượng thì có thể liên tục chụp ảnh từ trên cao xuống. Do đó đặc trưng của hệ mây cơn lốc có xu hướng chuyển động xoáy vào tâm sẽ được phát hiện.

Hơn nữa khi mới bắt đầu hình thành cơn lốc đã phát hiện được ngay, sau đó cho máy bay thăm dò để khẳng định. Như vậy vừa tiết kiệm kinh phí, vừa phát hiện sớm. Trên hai mươi năm nay những cơn lốc phát sinh trên biển nhiệt đới toàn cầu đều không tránh được "đôi mắt sắc sảo" của vệ tinh, chúng đều được ghi lại trên bản đồ mây vệ tinh.

Căn cứ vào những bức ảnh chụp ở các thời điểm khác nhau, người ta suy ra được phương hướng và tốc độ chuyển dời của cơn lốc, tình hình biến đổi phát triển của nó.

Ngoài ra dùng bản đồ mây vệ tinh giám sát những cơn bão mạnh cũng rất có hiệu quả. Những cơn bão mạnh và mưa đá, vì phạm vi nhỏ, thời gian xảy ra ngắn, từ lúc phát sinh đến lúc tiêu tan chỉ trong vòng mấy giờ, cho nên không thể dùng những biện pháp thăm dò thông thường để phát hiện chúng, do đó việc đo đạc và dự báo loại thời tiết này rất khó khăn. Trước đây chủ yếu dùng rađa để phát hiện và giám sát. Nhưng vì mật độ các trạm rađa có hạn, phạm vi quan sát không lớn, do đó chỉ có thể cảnh báo trước khi nó xuất hiện vài ba giờ. Ngày nay đã có được bản đồ vệ tinh khí tượng, công tác dự báo những trận bão lớn trong phạm vi nhỏ cũng có thể thực hiện được kịp thời và tin cậy.

Vệ tinh khí tượng còn cung cấp cho ngành hàng không tình hình thời tiết một cách đảm bảo. Một khi đã cất cánh, máy bay thường phải bay qua một số vùng có ít trạm quan trắc khí tượng. Vệ tinh có thể kịp thời cung cấp tình hình thời tiết những vùng này cho sân bay. Người chỉ huy mặt đất căn cứ vào các bức ảnh chụp mây để đưa ra quyết định có cất cánh hay không, hoặc khi nào thì cần tạm thời đóng cửa sân bay. Hải quân cũng có thể lợi dụng bản đồ mây vệ tinh để tránh các cơn bão, chọn những vùng biển lặng để tập kết hoặc chọn vùng ẩn nấp.

Ảnh vệ tinh khí tượng cung cấp một lượng lớn thông tin khiến chúng ta thu được nhiều nhận thức mới. Sự phát triển lý luận này có thể nâng cao thêm một bước hiệu quả và chất lượng dự báo thời tiết.

Vì sao nói não càng dùng càng thông minh?

Có người nói: "Não nếu được dùng nhiều, các tế bào não sẽ bị chết", "não dùng nhiều sẽ trở nên chậm chạp". Cách nói này không có cơ sở khoa học.

Tại sao khi hạt nảy mầm có loại cần nhiều ánh sáng, có loại cần ít ánh sáng?

Khi hạt gặp nước đầy đủ, nhiệt độ và không khí thích hợp sẽ dần dần “tỉnh dậy” và bắt đầu nảy mầm.

Gien là gì?

Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu là quy luật cực kì thường thấy trong giới tự nhiên. Tại sao trồng dưa lại không được đậu? Đó là do đặc tính di...

Tại sao lúa lai lại phải gây giống hằng năm?

Đã có lúa lai có thể thu được sản lượng cao, tại sao không thể tự thụ phấn sinh sôi đời sau như lúa bình thường mà phải hằng năm tiến hành tạp giao...

Vì sao phải nghiên cứu chuỗi thức ăn?

Bạn đã nghe câu nói: “Cá lớn ăn cá bé, cá bé ăn tép” chưa? Thực ra câu nói này bao hàm một chuỗi thức ăn đơn giản: tép → cá bé → cá lớn (sinh vật sau...

Vì sao chim đậu trên dây điện không bị điện giật?

Dòng điện là dòng chuyển động của các electron qua dây dẫn. Nó luôn đi theo con đường dễ dàng nhất, tức là luôn tìm con đường ít điện trở nhất để chạy qua.

Vì sao nói nước bọt vô cùng quý báu?

Miệng của người luôn nhuận ướt, đó là nhờ nước bọt không ngừng được tiết ra. Đặc biệt khi đói, nếu nhìn thấy thức ăn thì nước bọt tiết ra càng nhanh.

Đường sắt siêu dài không có khe nối khác với đường sắt thông thường như thế nào?

Trước kia mỗi lần đi tàu hoả, ta thường cảm thấy đoàn tàu không những rung động, toa tàu không ngừng va đập với đường ray, phát ra tiếng kêu "cắc cụp"...

Vật kiến trúc và vật cấu trúc có gì khác nhau?

Chúng ta rất quen thuộc với các vật kiến trúc như nhà ở, rạp chiếu bóng, tháp truyền hình, văn phòng làm việc, nhà máy sản xuất v.v.