Vì sao khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang có rất nhiều ao hồ?

Khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang, đất đai màu mỡ, nhiều ao hồ, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, tổng diện tích đất trũng hồ ao ở đây đạt tới hơn 20000 km2, tương đương trên dưới 10% diện tích khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang. Cũng giống như việc tỉnh Hồ Bắc có hơn 1500 hồ, trở thành tỉnh có số lượng ao hồ nhiều nhất Trung Quốc.

Vì sao khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang lại có rất nhiều ao hồ như vậy?

Vốn dĩ đồng bằng trung du sông Trường Giang gắn với giai đoạn lịch sử gần đây nhất của Trái Đất, là khu vực xảy ra chuyển động hạ thấp của vỏ Trái Đất, đã từng hình thành những vùng đất trũng lớn, ngày trước còn xuất hiện những hồ ao có quy mô lớn hơn bây giờ rất nhiều. Giống như Trung Quốc cổ đại có con sông lớn nổi tiếng tên là Vân Mộng, phân bố ở khu vực giáp giới với tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Hồ Nam. Sau này, do con sông mang lại một lượng phù sa dồi dào, giúp đáy hồ được nâng cao, có một số phần lộ ra khỏi mặt nước, những hồ lớn ban đầu cuối cùng cũng bị chia cắt thành những hồ ao tương đối nhỏ.

Con sông không chỉ mang lại một lượng phù sa dồi dào, khi nước lũ tràn ngập, đất đai ở hai bên bờ con sông cũng tích luỹ được một lượng phù sa, do độ dày mỏng của lớp phù sa lắng đọng trong các phần không giống nhau, bề mặt không bằng phẳng. Khi nước lũ rút, có một chỗ lõm nước chưa thoát được sẽ lộ ra, tạo thành ao hồ. Trong cơn lũ dữ thời cổ đại, có không ít hồ ao được hình thành giống như vậy. Nếu như chúng ta áp dụng nhiều biện pháp như phân lũ, trừ lũ… để khống chế và ngăn chặn lũ lụt thì dù cho nước lũ tràn khắp, tác dụng của lượng phù sa tích tụ sinh ra trong ao hồ cũng không phát huy được.

Ở những vùng đồng bằng có địa thế khá thấp, sự xói mòn của nước sông đã làm phá hỏng bờ sông. Do những đồng bằng này mới được bồi đắp bởi phù sa tích tụ lại mà tạo thành, hình thành một loại đất tơi xốp nên sự tàn phá xảy ra cũng tương đối nhanh, một số bộ phận ở hai bên bờ sông, do bị tàn phá như vậy mà lõm vào. Nhưng có một số bộ phận khác, bao gồm số lượng lớn bờ đối diện với bờ bị lõm vào, do tốc độ dòng nước gần đó tương đối chậm phù sa trong nước tích tụ lại ở đó lại làm cho bờ sông nhô ra, đường sông biến đổi càng ngày càng ngoằn ngoèo, giống như sông Trường Giang ở khu vực giáp giới giữa tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Hồ Nam, có những chỗ cong gần như hai bên bờ chạm vào nhau, từ miệng hồ sen đến Thành Linh Cơ, khoảng cách theo đường thẳng chỉ có 87 km, nhưng chiều dài thực tế là 240 km. Trong trường hợp này, có lúc dòng nước bị uốn cong hình thành nên đường sông mới, nước sẽ không chảy vào đoạn sông vốn bị uốn cong, đoạn này đã trở thành hồ hình cung. Vùng trung du sông Trường Giang có một đoạn được gọi là sông Kinh Giang, trong khoảng từ năm 1884 đến năm 1947 đã ba lần diễn ra hiện tượng uốn thẳng đường sông. Từ năm 1952 đến năm 1953, ở đây đã xây dựng công trình phân lũ Kinh Giang, nhằm giảm thiểu thiệt hại do nước lũ gây ra.

Ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang, nguyên nhân chính hình thành nên ao hồ, cũng là lượng phù sa màu mỡ do các dòng sông mang lại, thế nhưng vai trò của lớp phù sa này đã được phát huy trong các biển lớn thời cổ đại, giống như những hồ nổi tiếng như Tây Hồ, Thái Hồ, nó vốn là một bộ phận của biển, sau này do lớp phù sa tích tụ ở ven biển đã hình thành vùng đất bồi Sa Bá, chúng dần dần cắt đứt với biển, vùng đất bồi Sa Bá càng tích tụ càng nhiều thêm, trở thành đại lục rộng lớn, chúng cũng trở thành hồ nước ngọt. Vai trò lấp biển vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay, nhưng sự xuất hiện hình thành các loại ao hồ này, không thể trong một thời gian ngắn mà có thể quan sát được.

Vì sao "thực phẩm đen" đi khắp trong và ngoài nước?

"Thực phẩm đen" là chỉ những thực phẩm có màu đen tự nhiên. Ví dụ như gạo cẩm, đậu đen, vừng đen, mộc nhĩ đen, nấm hương, v.

Tại sao có một số thực vật lại có độc?

Thực vật khác loài, do kết quả hoạt động sinh lý của chúng không giống nhau, tạo thành vật chất có tính chất khác nhau tích luỹ trong thân của chúng...

Bí mật sự hồi sinh của ve sầu

Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sẩu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong...

Tại sao cá ở trong nước có thể bắt côn trùng trên đất liền?

Trong những dòng sông nhỏ ở Đông Nam á và Australia thường có thể nhìn thấy một loại cá nhỏ màu sắc rực rỡ, đặc biệt là thích bơi qua bơi lại trong đám cỏ nước, đó chính là cá xạ thuỷ.

Tại sao dễ nhớ những công việc chưa xong?

Trong cuộc sống, có những việc hoàn thành hôm trước, hôm sau nó đã bay sạch khỏi đầu ta, cứ như chưa hề hiện diện vậy. Ấy thế mà những việc chưa xong,...

Vì sao một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ nước có độ sâu trung bình 1 m?

Nếu có người hỏi bạn “một người cao 1,50 m có thể bị chết đuối trong hồ sâu 1 m hay không?”. Nhất định bạn sẽ trả lời: không.

Tại sao động vật có thể trở thành "xưởng chế tạo thuốc" sống?

Xưởng chế tạo thuốc là nơi sản xuất dược phẩm, bãi chăn nuôi là nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Khi bạn không có mặt ở nhà, làm thế nào để chậu hoa vẫn được tưới nước?

Khi cả nhà bạn cùng nhau đi du lịch đâu đó trong thời gian dài, bạn thấy lo cho những chậu hoa yêu quí của mình vì trong thời gian đó không có ai tưới nước cho chúng.

Âm lịch và dương lịch ra đời như thế nào?

Các nước, các dân tộc trên thế giới dùng rất nhiều loại lịch, nhưng chủ yếu có thể quy về 3 loại: Dương lịch, âm lịch, âm dương lịch. Nông lịch mà...