Nghe kể chuyện thiếu nhi - Rùa cũng biết khóc

Kỳ nghỉ hè của học sinh đến, tôi tập hợp các bạn nhỏ lại thành một nhóm, gọi là lớp ngoại khóa Kiến Con. Mỗi tuần 3 buổi, chúng tôi đeo găng tay, xách túi đi nhặt rác trên đường rồi về nhà tôi đọc sách hoặc chơi trò chơi. Hôm ấy, bọn trẻ đi nhặt rác về rồi ngồi đọc sách như thường lệ thì bỗng bé Hân đến cạnh tôi, nhõng nhẽo: “Cô ơi, hay là hôm nay cô kể chuyện cho chúng con nghe nhé, được không cô?”. Tôi cười, vuốt nhẹ mái tóc dài của bé rồi gọi các bạn khác: “Các con ngồi lại đây nào, hôm nay chúng mình sẽ nghe cô kể chuyện nhé, các con có thích truyện cổ tích không?”. Bé Long lắc đầu: “Truyện cổ tích ngày nào con cũng đọc rồi cô ơi, cô kể chuyện gì khác đi ạ”. Tôi gật đầu và nói: “Vậy cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện liên quan đến hoạt động nhặt rác của chúng ta nhé, đồng ý không nào?”. Bọn trẻ vỗ tay đầy hào hứng và háo hức chờ đợi.

“Vào một ngày đẹp trời ở một vùng biển nọ có một đàn rùa con thường theo mẹ đi tìm thức ăn hoặc lên bãi cát tắm nắng. Rùa mẹ chỉ bảo cho rùa con rất cặn kẽ đâu là thức ăn và tìm kiếm chúng như thế nào. Đàn rùa con hiếu động và học hỏi rất nhanh, đặc biệt là bé rùa tên Min, nhỏ nhất và tinh nghịch nhất. Trong khi mẹ và các anh chị thảnh thơi tận hưởng ánh nắng tuyệt vời trên nền cát trắng thì Min có thể bày đủ trò để chơi đùa không biết mệt.

Một ngày nọ, khi đang chơi trò xoay tròn trong nước thì rùa mẹ mang đến cho Min một con sứa ngon tuyệt vừa bắt được rồi mắng yêu: “Con mải chơi quá, phải đi kiếm mồi nữa chứ, lớn thế này rồi mà vẫn làm nũng với mẹ hay sao”. Min khẽ cọ đầu vào mai rùa mẹ: “Hihi... Có mẹ thật là thích”. Rùa mẹ cũng nhẹ nhàng cọ đầu vào mai Min đầy âu yếm rồi giục con ăn kẻo đói. Quả thật, mải nghịch nãy giờ nên bụng Min đói cồn cào, nó nhanh chóng ngấu nghiến con mồi mà rùa mẹ vừa mang về. Rùa mẹ chưa ăn gì nhưng điệu bộ con ăn ngon lành khiến chị mải nhìn mà quên luôn mình cũng đang đói. Rùa mẹ biết mình đang chiều con quá mức, nhưng nghĩ đến cảnh mai này rùa con lớn lên sẽ vùng vẫy đâu đó ngoài biển khơi bao la với trùng trùng hiểm nguy rình rập như những lứa rùa anh chị trước nó rồi có khi cả đời sẽ chẳng còn được gặp nhau nữa thì chị lại muốn những khoảnh khắc ngọt ngào được bên đứa con bé bỏng như thế này kéo dài mãi thì tốt biết mấy.

Đang đắm chìm trong dòng suy nghĩ, bỗng mặt rùa mẹ tái mét đầy hoảng hốt, chị thét lên: “Min... Ôi Min... Con làm sao thế này?”. Trước mặt rùa mẹ, người Min cứng đờ và khó thở. Con sứa hôm nay mẹ mang về có vị thật lạ, nó không thơm và béo ngậy như mọi lần, con sứa này dai nhách khiến Min cứ nuốt mãi vào, đến khi nó bắt đầu thấy nghèn nghẹn và muốn sặc đến nơi mới dừng lại thì than ôi, nó cũng không thể nhả ra được nữa. Con sứa mắc kẹt ở cổ họng Min khiến nó dần ngạt thở. Cái cổ nó cứ vươn dài ra, mắt hoa lên vì kiệt sức. Rùa mẹ cuống cuồng bơi xung quanh Min tìm cách giúp con rồi chốc chốc lại chạm khẽ vào cổ con để nghe ngóng. Chị thấy hơi thở con đang yếu dần mà màu thê lương của ánh hoàng hôn đang nhuộm đỏ phía chân trời chứng tỏ hai mẹ con đã ở dưới nước quá lâu. Rùa mẹ biết nếu không đưa con lên bờ kịp thì Min sẽ chết vì ngạt mất. Nhưng Min đã không còn đủ sức để bơi vào bờ nữa. Rùa mẹ nhìn con trong tuyệt vọng mà kêu gào thảm thiết: “Ôi con tôi... Min ơi, là mẹ đã hại con rồi... Mẹ đã lầm tưởng mảnh nilon ấy là con sứa, chính mẹ đã hại chết con rồi, Min đáng thương của mẹ ơi...”.

Bọn trẻ đứa nào mắt cũng đỏ hoe, bé Hân nước mắt chảy dài vẫn cố mím chặt môi để khỏi bật thành tiếng. Tôi kể tiếp:

“Tiếng thét đau đớn của rùa mẹ đã lan xa, khiến các anh chị của Min nghe thấy mà tìm về, các bác rùa đang kiếm tìm thức ăn ngẩng đầu nghe ngóng rồi lập tức bơi đến. Một bác rùa to khỏe nhất bơi bên dưới Min để đội nó lên mặt nước cho dễ thở, và mọi người cùng nhau hỗ trợ đẩy để đưa Min lên bãi cát an toàn. Nhưng mảnh nilon thì vẫn mắc trong cổ họng Min thì không tài nào gỡ được. Hơi thở Min đã yếu lắm rồi. Rùa mẹ và các anh chị của Min nằm xung quanh nó, im lặng. Các bác rùa bắt đầu bàn tán về những chú rùa bị con người bắt, hoặc mắc phải lưới hay ăn phải nilon của con người thải ra đã chết đau đớn như thế nào, con người tồi tệ ra sao,... Rồi còn Min nữa, tội nghiệp thằng bé! Một bác rùa già nhất hội lớn tiếng: “Con người là đáng ghét nhất, là kẻ thù lớn nhất của chúng ta!”. Những rùa khác xung quanh gật đầu, cuộc bàn tán về tội lỗi của con người đến hồi sôi nổi nhất thì trên bãi biển tối om bỗng xuất hiện những ánh đèn pin chiếu thẳng vào đám rùa. Tất cả sửng sốt, nhận ra có tiếng nói của con người, họ ì ạch chạy thẳng xuống biển kẻo lỡ bị con người bắt, lột mai mà làm thịt thì nguy to. Rùa mẹ và các con vẫn im lặng bên cạnh Min không rời, thỉnh thoảng lại cọ nhẹ đầu vào mai nó đầy thương cảm, mặc kệ tiếng bước chân con người mỗi lúc một gần.”

“Đừng mà! Đừng bắt mẹ con rùa mà! Tội nghiệp nó lắm cô ơi...”, bé Hân kêu lên rồi nức nở. Tôi lau nước mắt cho Hân rồi kéo bé vào lòng, tiếp tục câu chuyện:

“Họ có 3 người. Nhìn thấy đàn rùa nằm đó, họ rọi đèn chiếu vào rồi nhẹ nhàng ngồi xuống, thì thầm: “Tại sao mấy chú mày nhìn thấy người đến lại không chạy nhỉ? Này Nam! Cậu nhìn chú rùa nhỏ nhất này xem, miệng chú ta có cái gì thế kia?”. Người tên Nam cúi xuống để ánh đèn rọi thẳng vào Min, cậu ta thốt lên: “Trời ơi, là một đoạn nilon, chắc nó tưởng thức ăn nên nuốt phải. Chị Hằng! Chị mau lại đây xem, mang dụng cụ nữa nhé, mình sẽ phải gỡ mảnh nilon đang mắc trong cổ chú rùa này ra.”. Hằng nhanh nhẹn đặt túi đồ mang theo xuống, thở dài: “Có vẻ khó đấy vì chú ta nhỏ quá. Ý thức của nhiều người thật tệ, có rất nhiều chú rùa bị như thế này rồi. Chị nghĩ mình nên tăng cường lực lượng để đi tuần quanh bãi biển nhiều hơn chứ mỗi tuần một, hai lần thì không ổn.”. Mất khá nhiều thời gian, cuối cùng thì ba người họ cũng lấy ra được đoạn nilon trong cổ họng của Min. Rùa mẹ biết họ là người tốt, cả đàn đến bên họ, chảy nước mắt biết ơn. Min đã thấm mệt cũng ráng sức bò lại gần 3 người lạ vừa cứu mình, cọ đầu vào ngón tay của Nam. Ba người bật cười vì cử chỉ ngộ nghĩnh ấy, lần lượt đặt từng chú rùa con lên tay mà ngắm nhìn. Rùa mẹ xúc động tự hứa sẽ kể lại chuyện này với mọi người, rằng con người không phải ai cũng xấu xa, như những thanh niên trước mặt chị đây chẳng hạn.”

Bọn trẻ đồng loạt vỗ tay khi tôi kết thúc câu chuyện, tôi hỏi: “Bài học chúng ta nhận được qua câu chuyện này là gì nhỉ?”. Các bé lần lượt trả lời: “Chúng ta không được vứt rác bừa bãi, phải yêu thương động vật nữa cô ạ,...”. Và bé Sơn im lặng nãy giờ cũng giơ tay, trả lời dõng dạc: “Ai nói rùa không biết khóc? Rùa biết khóc và nước mắt của nó cũng mặn mà như tình người chúng ta vậy đó, cô nhỉ?”.
 

Nghe kể chuyện thiếu nhi - Voi mập và Chuột còi

Một chú voi to lớn kiêu hãnh lại kết bạn thân thiết với chú chuột nhắt bé xíu. Nghe cứ sai sai ấy nhỉ! Vậy mà đó lại là câu chuyện có thật cơ đấy. Chú chuột nhắt có quyền năng gì khiến Voi mập không còn kiêu ngạo với mình?

Nghe kể chuyện cổ tích - Hai anh em

Ngày xưa có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm hai anh em ở với nhau. Người anh thì chăm chỉ làm lụng còn người em thì chỉ chơi bời lêu lổng, suốt ngày chẳng mó tay vào việc gì...

Nghe kể chuyện cổ tích - Chú bé và ông trăng

Vào cái thời xa xưa, có lẽ là xa xưa nhất của con người, ở trên trời chỉ có mặt trời mà chưa có mặt trăng, và ở dưới đất thì con người sống trong hang, trong hốc.

Nghe kể chuyện cổ tích - Cá bống thần

Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em mồ côi, tính tình trái ngược hoàn toàn. Người em chăm chỉ, hiền lành, thật thà còn người anh gian ngoan lại tham lam độc ác. Anh ta vơ vét hết tất cả những gì bố mẹ để lại, chẳng cho người em bất cứ thứ gì...

Nghe kể chuyện thiếu nhi - Cóc Tía và Sóc Bông Lau

Cứ vài ngày, Cóc Tía và Sóc Bông Lau lại gặp nhau một lần, lần ở nhà Tía, lần thì ở gốc khế. Tía sợ độ cao nên chưa bao giờ dám để Bông Lau cõng lên ngọn cây, đành ngồi chờ Bông Lau leo xuống. 

Nghe kể chuyện cổ tích - Chó thần (Phần 1)

Ngày xưa, ở một phủ nọ miền thượng du, có vị lão quan họ Lê được dân chúng kính yêu như cha già, vì trong bao nhiêu năm cai trị vùng này, cụ đối xử với dân như con cháu trong nhà, không một việc oan ức nào mà chẳng được cụ xét đến...

Nghe kể chuyện cổ tích - Xin chôn ở núi vàng

Xưa có hai vợ chồng một anh nông dân nghèo phát được miếng rẫy  ở bìa rừng để trỉa ngô. Khi ngô đã có bắp non thì ngày nào khỉ cũng kéo nhau đến ăn. Vợ chồng anh phải canh giữ rất vất vả...

Nghe kể chuyện cổ tích - Trí khôn của ta đây

Một ngày nọ, có con cọp rất lớn từ trong rừng sâu đi ra ngoài, nó trông thấy ở ngay thửa ruộng cạnh rừng có bác nông dân cùng con trâu mộng chăm chỉ cày cuốc...

Nghe kể chuyện cổ tích - Chum vàng chum rắn

Ngày xưa có hai vợ chồng quê nghèo đói nhưng ăn ở hiền lành và tử tế với mọi người. Một hôm, trong lúc cầy cuốc ở ngoài đồng, người chồng gặp được hũ vàng. Anh lẳng lặng vùi hũ vàng lại rồi về khoe với vợ...

Nghe kể chuyện cổ tích - Gà trống choai và mặt trời

Khi sáng sớm, bác gà trống gáy vang để đánh thức ông mặt trời. Một ngày, bác gà trống bị ốm không gọi mặt trời dậy nên muôn loài phải sống trong bóng đêm. Gà trống choai dù còn nhỏ, tiếng gáy chưa vang nhưng đã dùng hết sức để thay bác gà trống gọi mặt trời thức giấc.

Nghe kể chuyện thiếu nhi - Quà tặng của mặt trời

Có một thời mặt đất luôn xanh thằm bởi cây cối chẳng bao giờ rụng lá, ngọn gió dài như cái ác-xê của cây đàn vi-ô-lông cứ thổi qua kéo lại trên những chiếc lá, tạo ra những âm thanh huyền diệu ngợi ca vẻ đẹp bất tận của cuộc sống.

Nghe kể chuyện cổ tích - Sự tích dưa hấu

Ngày xửa ngày xưa, có chàng trai trẻ tuổi tên gọi Mai An Tiêm. Vốn chàng ở một nước rất xa tận ngoài vùng biển phía Nam, sau này lại bị bán trở thành nô. Vào một ngày nọ, bọn lái buôn đem chàng tới bán lại cho Hùng Vương làm nô lệ...

Nghe kể chuyện cổ tích - Ba cái chuồng trâu

Ngày xưa có ba cô gái con nhà giàu được bố mẹ yêu quý nuông chiều hết mực. Ba cô lớn như thổi và ngày càng xinh đẹp. Hai cô chị lấy chồng giàu. Cô Út lấy chồng nghèo. Ba cô lần lượt ra ở riêng...

Nghe kể chuyện cổ tích - Ơn bố mẹ

Thởu trẻ, nhà phú ông còn nghèo, nhưng vợ chông biết chịu khó làm ăn. Dần dà nên ruộng nên vườn, lại nhà cao cửa rộng, trở thành người giàu có.

Nghe kể chuyện cổ tích - Mưu trí bắt cướp

Có một năm, ở một nơi nọ nảy lên một tên cường bạo, vừa ăn trộm vừa ăn cướp. Ngoài trộm cướp, tên cường bạo còn rất tham ăn, nơi nào hắn mò đến thì không chỉ của cải bị vét sạch mà những thứ gì ăn được ở trong nhà cũng bị hắn ngốn sạch.

Nghe kể chuyện cổ tích - Người đào ếch thành võ trạng nguyên

Ngày xửa ngày xưa, có một người chuyên làm nghề đào ếch. Ngày nào anh cũng dậy thật sớm, đeo giỏ, vác thuổng ra đồng, đi dọc theo các bờ ruộng để tìm ếch. Trước kia cha anh là một người đào ếch nổi tiếng, bây giờ anh cũng là tay đào ếch giỏi nhất vùng.

Nghe kể chuyện cổ tích - Truyền thuyết Hồ Tây

Hồ Tây là hồ tự nhiên lớn nhất Hà Nội. Đứng trước hồ, cảm giác như mình đang đứng trước mặt biển rộng lớn. Hồ Tây gắn với nhiều truyền thuyết về văn hóa và lịch sử của đất nước. Chúng ta cùng khám phá nào! 

Nghe kể chuyện cổ tích - Thuỷ thần đền ơn

Xưa kia có một em bé chăn trâu ở đợ cho nhà giàu, không ai chịu chăn cùng với em. Quanh năm em phải một mình chăn riêng đàn trâu, giữa rừng hoang đồng vắng chẳng có ai trò chuyện.
Đang tải truyện...
Truyện tiếp theo Đọc truyện