Nghe kể chuyện thiếu nhi - Tết bắt đầu từ bếp

Khi cái rét bắt đầu đặc quánh lại, lá đỏ cong veo gieo mình xuống mặt đường khô nứt nẻ, chim vội vã tìm nơi trú ẩn, lũ trẻ con chúng tôi vội vã với những môn thi học kì 1, người lớn tất bật lo toan cho xong công, xong nợ, ấy là khi một năm đã ngả về sau cuối.

Bao giờ cũng vậy, qua một đêm chong đèn cau mày tính toán, thế nào sáng hôm sau mẹ tôi cũng bắt tay vào việc lôi từ trên gác bếp ra và cọ rửa đến sáng bóng những chiếc nồi cả năm mới dùng đến một lần. Thế là đã gần Tết.

Không thể thu chân tay ngồi nhìn mẹ làm một mình, cả lũ chúng tôi ùa vào, đứa kéo nước, đứa tìm xơ mướp, đứa xúc cát, đứa khiêng đứa vác, chả mấy chốc, khắp sân la liệt như sắp có cỗ. Rồi đến việc lau bóng đèn điện đầy bồ hóng cho căn bếp sáng trưng, cuối cùng là xúc hết tro bếp đầy tú ụ của năm cũ đổ đi.

Nhưng, Tết vẫn chưa về. Mẹ lại an ủi, cứ ngủ đi, sau đêm nay, Tết sẽ gần thêm tí nữa. Quả vậy, hôm sau, góc bếp đã có mấy nải chuối xanh nằm ngay ngắn trên lượt lá khô nâu sẫm. Năm nay trời rét đậm nên mẹ mua sớm, chả sợ gần Tết đắt. Phải năm nào trời đột nhiên chuyển gió nồm nam, nắng loe lên ấm nóng, chuối chín rùng rục, chúng tôi mừng hớn hở vì được chén còn mẹ thì thắt lòng lo lắng.

Quả chuối, quả cau, quả quất giá tăng chóng mặt từng ngày, phải mua thêm thứ gì là mất thêm vài chục bạc, lạm vào số tiền ít ỏi mà mẹ phải chắt chiu, thậm chí đi đòi nợ rát cổ hoặc vay mượn mỏi chân mới có.

Hôm sau, hôm sau nữa, khi thì quả gấc đỏ chót, lúc lại ống giang xanh thẳng tắp, lúc bó lá dong cuộn chắc, tụ tập cả về trong bếp. Rồi thì miến, mộc nhĩ, nấm hương, gạo nếp, đỗ xanh rủ nhau chất lên các kệ.

Đêm nào trước khi đi ngủ mẹ còn phải kiểm tra lại kĩ cửa rả, thùng thạp xem có hở chỗ nào, chuột có thể vào cắn mất thứ gì hay không? Nhất là đàn gà, chẳng may trúng gió hoặc chuột tha, rắn cắn mất con nào thì vừa toi công cả năm chăm bẵm, lại còn mất ăn Tết nữa.

Nằm kĩ trên giường, nghe ngóng tiếng gió lùa, đếm bước chân mẹ bồn chồn lo lắng ngoài hiên, chúng tôi cứ ngỡ Tết đã về bên hàng rào, rồi trong giấc mơ, tiếng pháo chào giao thừa như đã chập chờn đì đoạch.

Cứ tưởng, sau bữa cúng ông Công, ông Táo là Tết ngay rồi, vậy mà vẫn phải đi học, vẫn cứ cái tâm trạng háo hức, về nhà thì mong đến trường, đến trường lại mong về nhà mau mau, như thể Tết là ông khách phương xa đã về chơi, đã chờ sẵn mình ở nhà để đưa quà cho vậy.

Dư vị của bữa cỗ hai ba tháng Chạp đã tan từ lâu trên những chiếc lưỡi háu ăn, vại dưa hành muối đã chua sộc lên tai, lên óc. Thế mà, căn bếp vẫn lại trở về im lìm, như một đội quân nín thở chờ hiệu lệnh của vị tổng chỉ huy, như rạp hát đã sẵn sàng, chỉ chờ kéo màn lên vậy.

Sáng hai bảy Tết, cố nằm rốn thưởng thức ngày đầu tiên được nghỉ Tết thì tiếng mẹ reo vui hồ hởi vọng lên từ bếp. Cành đào phai mẹ mua đẹp quá, nụ hồng chúm chím, nụ con xanh mướt ken dầy trên nhánh cành khẳng khiu. Bố loay hoay châm rơm đốt gốc, mùi nhựa đào nồng nồng cháy xèo tỏa lên ấm kì lạ. Thế là Tết đã về.

Tết đã về, nghĩa là suốt ngày con đường của mẹ như nối thẳng từ chợ tới bếp. Không ninh xương hầm măng thì lại nấu đông, kho cá. Nồi bánh chưng đã chất lên rồi, mẹ vẫn ngồi bẻ lá, ninh đỗ để gói bánh gai, bánh rợm.

Sáng sớm ngày ra đã thấy mẹ ngồi trong bếp, cứ như thể mẹ suốt đêm qua thức cùng bếp mà chờ Tết vậy. Khi đàn con tỏa đi các hướng để khoe bánh chưng con, nhồm nhoàm ăn thử bánh rợm, dính răng lằng nhằng hay đá binh binh quả bóng làm từ bong bóng lợn thì cũng là lúc mẹ bắt tay vào chế biến các món ăn cho ba ngày Tết.

Chả nướng, nem rán, xúc xích, chân giò, mọc... cứ la liệt bày ra. Lũ chúng tôi, đứa nào cũng thi thoảng chạy về, ngó nghiêng một tí nhưng chẳng ai dám nhón tay vì còn cúng cụ.

Năm nào làm tất niên buổi trưa thì buổi chiều, bếp đỏ lửa với nồi nước lá mùi già lúc nào cũng sôi sùng sục, xông bớt mùi thức ăn lưu cữu trên khắp gác bếp. Năm nào cúng tất niên vào buổi chiều, có khi giao thừa rồi, tôi vẫn ngửi thấy mùi thức ăn còn bám trên người mẹ.

Vì xoay xỏa xong bữa cúng, dọn dẹp xong nhà cửa bếp núc, cũng là lúc mẹ lại bắt đầu thổi xôi, luộc gà chuẩn bị mâm cúng ngoài trời lúc sang canh. Hình như, khi chúng tôi đi ngủ, mẹ vẫn còn dưới bếp. Mẹ tiễn năm cũ trong căn bếp quen thuộc, cầu mong mọi điều buồn tủi, nghèo khó sẽ qua đi trong căn bếp.

Và đương nhiên, sáng mồng một Tết, khi trở dậy, tôi đã thấy mẹ trong bếp tự khi nào. Mẹ đón năm mới cũng trong căn bếp nồng ấm, sực mùi thức ăn và bồ hóng.

Chắc mẹ chả ước gì đâu, chỉ khấn trời cho chồng con khỏe mạnh, làm ăn khấm khá hơn để không chỉ Tết mà ngày nào mẹ cũng được nấu thật nhiều món tươm tất, chuẩn bị mâm cỗ thật đầy để cúng tổ tiên, để chồng con được ăn no, ăn ngon.

Tết của mẹ bắt đầu từ bếp. Tết của tôi cũng bắt đầu khi nhìn thấy mẹ trong căn bếp đó.

Nghe kể chuyện cổ tích - Chú bé và ông trăng

Vào cái thời xa xưa, có lẽ là xa xưa nhất của con người, ở trên trời chỉ có mặt trời mà chưa có mặt trăng, và ở dưới đất thì con người sống trong hang, trong hốc.

Nghe kể chuyện cổ tích - Vì sao hổ không ăn thịt mèo

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em nhà hổ dẫn nhau đi tìm cái ăn, nhưng vì mùa đông giá rét nên không kiếm được gì cả.

Nghe kể chuyện cổ tích - Sự tích hoa Nhài

Từ xa xưa trên trái đất khi loài hoa xuất hiện đều khoác trên mình chiếc áo trắng. Ngoài màu trắng thì không có màu sắc nào khác. Sắc trắng nhập tràn khắp mọi nơi làm cho thiên nhiên mang sắc màu đơn điệu...

Nghe kể chuyện cổ tích - Sự tích cây nêu ngày tết

Ngày trước, cũng chẳng ai biết rõ là bắt đầu từ khi nào và bằng cách nào đó, Quỷ đã chiếm đoạt hết từng tấc đất ở nước ta. Con người chỉ là ăn nhờ ở đậu, cũng như làm rẽ ruộng đất thuộc sở hữu của Quỷ mà thôi...

Nghe kể chuyện thiếu nhi - Chú ngựa láu táu

Giữa trưa đường vắng nghe xa xa có tiếng vó ngựa khua giòn. Kìa! một chiếc xe chở hàng chạy tênh tênh trên đường nhựa, chiếc xa lắp bánh ô tô lăn êm ru, thế lại càng làm cho tiếng móng sắt gõ vang trưa vắng.

Nghe kể chuyện cổ tích - Cây tre trăm đốt

Chuyện xưa kể lại rằng, ở vùng nọ có một người nông phu rất nghèo khó, vì vậy nên anh ta không còn cách nào khác là phải đến ở cho nhà một phú ông vô cùng giàu có...

Nghe kể chuyện cổ tích - Sự tích quả Loòng Boong

Ở miền Trung, có một giống cây tên gọi là loòng boong. Quả loòng boong chỉ lớn hơn quả hồng bì một tí. Da nó vàng mát. Cùi nó nhìn trong trong như ngọc và đặc biệt quả nào cũng có mang một cái dấu như móng tay của ôi đó bấm vào.

Nghe kể chuyện cổ tích - Sự tích con tằm

Ngày xửa ngày xưa ở một làng nọ có người con gái tên gọi là Tơ, mà cả cha lẫn mẹ của nàng đều mất từ sớm, bởi vậy nàng phải đem thân đi hầu hạ cho một bà góa nhà giàu để có cái ăn nơi ở...

Nghe kể chuyện cổ tích - Vụ kiện châu chấu

Ngày ấy có một con châu chấu mải mê kiếm ăn lạc mất đường về. Tối đến, trời rét lại mưa rơi rả rích, làm cho châu chấu ta run rẩy...

Nghe kể chuyện cổ tích - Sự tích con rồng cháu tiên

Sự tích Con Rồng cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng nở trăm con, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam là một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất...

Nghe kể chuyện cổ tích - Viên ngọc ước của quạ

Ngày xưa, có một anh chàng trẻ tuổi tên là Đê. Nhà anh nghèo khó, cha mẹ phải cho đi ở tại một nhà lão trọc phú. Trọc phú bắt anh chăn trâu...

Nghe kể chuyện cổ tích - Chàng Damb’ri

Xưa kia, từ lâu lắm, ở vùng Tây Nguyên có thác Buk So reo vui ca hát đêm ngày. Nhưng vua Prum ở gần đó không thích nghe tiếng thác. Lão bảo tiếng thác reo làm lòng dạ lão rất khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên...

Nghe kể chuyện cổ tích - Gươm ông Tú

Năm ấy, có một tên bạo chúa ở vùng biển xa bỗng nhiên kéo quân đánh lên vùng rừng núi của người Bana.

Nghe kể chuyện cổ tích - Ánh sáng và bóng đêm

Xưa thật là xưa, khi bóng đêm chiếm toàn bộ trái đất. Bóng đêm tự cho mình là độc tôn, là duy nhất. Thời gian dần trôi, bên cạch bóng đêm còn có ánh sáng của mặt trời, ánh sáng của những vì sai lẻ loi.

Nghe kể chuyện cổ tích - Bán tóc đãi bạn

Ngày xưa, có ba người học trò là Tùng, Trúc, Mai, quê ở ba miền khác nhau, tình cờ cùng học với nhau một thầy. Cha mẹ họ đều nghèo túng nhưng vẫn cố gắng cho con đi học...

Nghe kể chuyện cổ tích - Thần gỗ

Xưa kia, vùng này chỉ có đồi trọc, đồi tranh, đồi sim hoặc tre nữa. Không có gỗ, phải dựng lều mà ở. Mưa to gió lớn là lều đổ. Những nhà giàu có phải đi chặt gỗ ở rừng xa, đài tải về, công phu và tốn kém.

Nghe kể chuyện cổ tích - Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Nghe kể chuyện cổ tích - Con mèo đi giày cao gót

Nàng Hồng xin cha mẹ cho đi học nghề. Ưm - Người cha nói, con đi học nghề cũng là đi để biết đây biết đó, hãy sáng suốt để học về những điều tốt đẹp cho mình nhé. nàng Hồng rủ bạn cùng xóm là nàng Đào cùng lên đường...
Đang tải truyện...
Truyện tiếp theo Đọc truyện