Tam giác quỷ Bermuda
2 giờ 10 phút chiều ngày 5/12/1945, trung đội bay thứ 19 của hải quân mỹ gồm 5 chiếc “TBM – kẻ phục thù” – loại oanh tặc ngư lôi đã cất cánh từ một hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) ở Florida để tập dượt. Theo kế hoạch tập huấn, đoàn bay sẽ bay 120km về hướng Đông, sau đó sẽ sang hướng Tây Nam rồi quay về lại mẫu hạm. Đây là đội bay gồm 14 người, họ đều là những tay bay cừ khôi. Họ đã điều khiển những chiếc máy bay to nặng một cách khéo léo, lướt dưới bầu trời xanh dịu điểm vài đám mây trắng, đội bay hướng thẳng đến vùng tam giác ở Bermuda ở Đại Tây Dương.
Chiều 3 giờ 15 phút, các nhân viên dưới mặt đất đột nhiên nghe thấy tiếng nói đứt đoạn có vẻ hốt hoảng của các phi công, họ thông báo rằng họ đã mất phương hướng. Toàn bộ các thiết bị chỉ dẫn trở nên vô hiệu. Tiếp theo đó liên lạc giữa máy bay và mặt đất bị đứt đoạn. May thay, trung tâm quản lý đội bay còn kịp nghe được những tiếng nói liên lạc giữa các máy bay với nhau. Chỉ với những lời đứt đoạn trong các đối thoại trên, tất cả các nhân viên trên mặt đất đều hiểu rằng toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ cho chuyến bay: như bộ điều khiển hướng bay, bộ điện đàm... đều bị hỏng. Các số liệu do các phi công truyền về không ai giống ai cả, họ không nhìn thấy mặt trời và vì vậy không tài nào xác định được hướng bay. Sau cùng, nhân viên dưới đất nghe được một vài tiếng yếu ớt: “Chúng ta đã vào vùng nước trắng, đừng đuổi theo tôi... Chúng nó hình như đến từ vùng không gian bên ngoài Trái Đất chúng ta...” “Chúng ta hoàn toàn mất hướng bay rồi” v.v... và không còn nghe thấy được gì nữa cả.
Ngay khi sự việc xảy ra, lập tức 1 chiếc máy bay cỡ lớn với hai động cơ có tên gọi là “Marking – Marina” vội vã cất cánh từ quần đảo Bahamas, trong đó có 13 nhân viên, họ mang theo tất cả thiết bị sơ cấp cứu. Nhưng điều kinh khủng lại xảy ra, chỉ 10 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay này lại rơi vào tình trạng như 5 chiếc trước và cuối cùng mất tích.
Bộ tư lệnh hải quân Mỹ hết sức kinh hoàng, và để tìm kiếm 6 chiếc máy bay mất tích, họ đã cho tiến hành đợt cứu hộ rất qui mô, bao gồm chiếc hàng không mẫu hạm hiệu “Solomon”, 4 chiếc loại nhẹ, 7 chiếc tàu ngầm, 18 chiếc, vài trăm chiếc thuyền tốc độ, 307 chiếc máy bay, tất cả được huy động cho 1 cuộc tìm kiếm chặt chẽ có qui mô chưa từng thấy. Tuy nhiên dù chẳng bỏ sót 1m2 mặt biển nào thì họ cũng không tìm thấy vết tích gì cả; thậm chí đến cả 1 mảnh vụn máy bay nhỏ nhất; hoặc dấu dầu loang trên biển cũng không có nốt.
Đây chính là vụ mất tích đầy bí ẩn đầu tiên về một đội bay tại vùng tam giác Bermuda được công bố chính thức trong thế kỷ 20.
Tiếp sau đó, vô số tàu thuyền, máy bay, nhân viên đều mất tích một cách bí hiểm tại đây. Nhiều năm qua, khi nhắc đến “Bermuda”, ai cũng kinh hoàng; đặc biệt là một bài báo giới thiệu về Bermuada viết vào năm 1964 của một người Mỹ, đã thật sự làm dấy lên một cuộc phản ứn mạnh mẽ từ phía độc giả. Một người Mỹ khác có tên Chales Boris đã viết cuốn “Vùng tam giác Bermuda” vào thập niên 70 của thế kỷ 20, trong đó ông dẫn ra vô số điều kinh khủng xảy ra tại đó, đồng thời theo một số suy đoán dựa trên những kết quả nghiên cứu của riêng mình, ông đã khiến độc giả càng cảm thấy khiếp sợ vùng đất kỳ bí và khủng khiếp này. Thế là từ đó người ta đặt cho nó một cái tên chỉ nghe qua cũng đủ rợn người: “Vùng tam giác quỷ”.
Căn cứ trên những kết quả viết lại từ thập niên 40 thế kỷ XX đến nay, thì tổng cộng đã có hơn trăm chiếc máy bay, hơn hai trăm chiếc tàu đã mất tích tại vùng biển này. Hơn thế nữa, khi các máy bay và thuyền bè đi ngang vùng này thì lúc đó thời tiết trong xanh và êm ả; mọi thứ đều rất bình thường và các nhân viên trong đất liền chẳng hề nhận được lệnh cầu cứu nào cả, thế mà nó lại biến mất; để rồi sau đó chẳng một ai phát hiện được dù chỉ là một mảnh vỡ nhỏ của xác máy bay hoặc thuyền bè nào cả. Điều khó hiểu nữa là, đôi khi tình cờ người ta có phát hiện được những chiếc tàu bị mất tích thì y như rằng trên tàu không hề có dấu vết hoặc xác người.
Ngày 2/2/1963, là ngày thứ hai mà một chiếc tàu chở dầu của Mỹ đang lênh đênh trên biển.
Khi nhân viên điện đài trên tàu vừa cho biết tàu đang ở vị trí 36o40’ vĩ tuyến Bắc, 73o kinh tuyến tây thì chẳng bao lâu sau liên lạc giữa tàu và đất liền bị cắt đứt. Thế là chiếc tàu được trang bị những thiết bị thông tin và hướng dẫn hàng hải hiện đại nhất cũng bị mất tích. Tháng 7 năm đó, vùng biển này lại một lần nữa nuốt chửng một tàu đánh cá cỡ lớn. Năm 1970, một chiếc tàu chở hàng to cũng biến mất. Rồi sau đó chiếc tàu vận chuyển hàng của hải quân mỹ nặng 19.000 tấn cùng với 293 nhân viên trên tàu cũng cùng chung số phận.
Năm 1944, gần bang Florida người ta phát hiện được chiếc tàu mất tích của Cuba, thân tàu không có một vết xước, h àng hóa và vật dụng của hành khách vẫn được xếp ngay ngắn, thế mà trên tàu tuyệt nhiên không có lấy một bóng người; sinh vật duy nhất còn sống là một con chó. Năm 1955, ở miền Tây Nam Bermuda, người ta lại phát hiện thêm một chiến hạm cao tốc khác trong tình trạng tương tự như vậy, trên tàu không có lấy một bóng người.