Vụ nổ ở Tunguska
7 giờ 17 phút sang ngày 30/6/1908, ở vùng Tunguska, thuộc Sibia, Nga. Xảy ra 1 vụ nổ kinh hoàng trên không, cách mặt đất 8000m. Năm giờ sau vụ nổ, những đợt chấn động mạnh dưới lòng đất ảnh hưởng đến vùng Bắc Hải, và làm chấn động tất cả đài khí tượng ở nước Anh. Thậm chí trung tâm đo đạc ở Úc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Hậu quả sau vụ nổ khủng khiếp đó là toàn bộ cây xanh trong chu vi 18km tại nơi xảy ra vụ nổ bị thiêu rụi hoàn toàn; ngoài ra số
cây cối khác trong phạm vi 60km2 đều bị gãy đôi. Người ta còn phát hiện các tòa nhà cách nơi xảy ra vụ nổ đến 900km xuất hiện vết nứt, có rất nhiều nhà xưởng bị sụp đổ. Toàn bộ số động vật sinh sống trong vòng đai “Đông thổ” (vùng bị đóng băng vĩnh cửu) cách nơi xảy ra vụ nổ 100km đều bị hủy diệt. Theo ước tính, sức công phá của vụ nổ này tương đương sức công phá của 28.000.000 tấn bom nguyên tử, hơn nữa tốc độ di chuyển của nó lên đến 4.000m/giây. Chúng ta hẳn còn nhớ quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật, vào năm 1945, quả bom lúc bấy giờ nặng 20.000 tấn; và tốc độ bay hỏa tiễn mạnh nhất mãi tính đến những năm đầu thập niên 80 của Mỹ chỉ đạt 25.000m/giây. Điều này cho thấy, vụ nổ ở Tunguska ghê gớm biết chừng nào.
19 năm sau vụ nổ, khoa học gia Liên Xô Siulik đã dẫn đầu một đoàn khảo sát lần đầu tiên đến tìm hiểu vùng đất Tunguska, khi phát hiện vùng đầm lầy ở đây bị lỗ chỗ những hố đất to đến rợn người, họ cứ ngỡ rằng đã có một thiên thạch rơi xuống đây mới phải. Nhưng, cho đến nay, khi mà chúng ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp dò tìm tiên tiến nhất, kể cả việc dùng đến loại máy thăm dò lòng đất khổng lồ nhất, thậm chí sử dụng đến cả những thiết bị tinh vi và chính xác nhất cũng vẫn không tài nào tìm thấy bất cứ một mảnh vỡ của thiên thạch, hoặc mảnh vỡ của các kim loại... để chứng minh giả thiết của đoàn khảo sát người Liên Xô trên là đúng.
Từ năm 1961 đến năm 1963, một nhà khoa học Liên Xô khác tên là Zolormotov đã dẫn đầu 2 nhóm đi khảo sát, cuối cùng ông đưa ra một giả thuyết rằng: Có lẽ đây là vết tích của một vụ va chạm giữa một sao chổi hạng trung vào Trái Đất. Tuy nhiên, khi sao chổi nổ tung thì nhân của sao chổi phải bị đốt hoàn toàn ở độ cao khoảng hơn 100 mét, nặng khoảng 5.000.000 tấn vì vậy không có lí do gì chúng ta không tìm thấy được bất kỳ một mảnh vỡ nào của sao chổi.
Ngoài ra cũng có rất nhiều người cho rằng đây là vụ nổ hạt nhân. Từ năm 1957, một nhóm khảo sát nhỏ đã kiểm tra mẫu đất và thực vật ở Tunguska và phát hiện ra rằng độ phát xạ của vùng đất này cao hơn một lần rưỡi so với nơi cách Tunguska 30 – 40 ngàn mét. Còn các loài thực vật sau khi qua khâu hóa nghiệm đã cho kết luận: Vòng sinh trưởng của chúng xuất hiện dấu vết bức xạ của một lớp bụi đất mang tính phát xạ cao. Thế nhưng, vào thời điểm 1908 chưa có một quốc gia nào có nguồn năng lượng hạt nhân khổng lồ như thế. Vậy thì loại năng lượng hạt nhân này đến từ đâu?
Sau này, chúng ta có khá nhiều giả thiết giải thích cho hiện tượng này. Giả thiết quả cầu tuyết; giả thiết các mảnh vụn của đối vật chất (anti-material) va nhau; giả thuyết lỗ đen va nhau; giả thuyết về văn minh của một loài người ngoài Trái Đất...
Cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ 20, ít nhất các nhà khoa học đã lần lượt đưa ra hàng loạt giả thuyết. Nhưng chưa có một giả thiết nào có thể hoàn toàn thuyết phục được chúng ta.