Ba cái chuồng trâu

Ngày xưa có ba cô gái con nhà giàu được bố mẹ yêu quý nuông chiều hết mực.

Ba cô lớn như thổi và ngày càng xinh đẹp. Hai cô chị lấy chồng giàu. Cô Út lấy chồng nghèo. Ba cô lần lượt ra ở riêng. Bố mẹ chia đều ruộng vườn cho các con nhưng còn giữ lại một đàn trâu một trăm con chưa chia.

Cô Cả và cô Hai cô nào cũng thuê người về làm tất cả mọi việc lớn nhỏ ngoài đồng, trên nương. Ngày ngày, công việc duy nhất của họ là đua đòi ăn mặc, soi gương ngắm vuốt.

Cô Út thì trái lại. Ra ở riêng, hai vợ chồng cô cố công dốc sức làm ăn. Họ thức khuya dậy sớm, chăm chỉ làm việc nhà, việc đồng áng. Đến ngày mùa, họ gánh nhiều lúa, ngô, khoai, gà, vịt, lợn, dê ngày càng chật chuồng.

Ba năm trôi qua. Hai vợ chồng cô Út đã có của ăn của để. Còn hai vợ chồng cô Cả, cô Hai đã có phần túng bấn. Họ bắt đầu bán dần ruộng đất để tiêu pha. Tuy vậy họ cũng vẫn chưa chịu làm lụng gì cả.

Đến lúc ruộng đất bố mẹ chia cho đã bán gần hết, cô Cả, cô Hai xin cha mẹ chia trâu, cũng nhằm để bán dần. Hai ông bà không nỡ từ chối con. Ông bèn bảo ba chàng rể và ba cô con gái rằng:

– Đàn trâu có một trăm con, ta không biết chia thế nào cho đều được. Bây giờ thế này: Vợ chồng các con, mỗi nhà làm một cái chuồng trâu ở gần chuồng cũ. Lúc nào ba chuồng mới làm xong thì ta sẽ đóng chuồng cũ lại. Khi về chuồng, trâu sẽ tự động về chuồng của các con. Lúc ấy, chuồng nào có bao nhiêu con thì sẽ được bằng ấy. Như vậy là đàn trâu tự chia, chứ không phải do cha mẹ.

Ông lại tiếp:

– Nếu các con ưng thuận thì ta hẹn trong mười ngày các con phải làm xong chuồng.

Sáng hôm sau, họ bắt tay vào việc. Chàng rể cả và chàng rể hai không quen lao động, phải đón thợ về làm, và phải trả công rất đắt. Đến chiều ngày thứ chín, hai cái chuồng trâu đều xong. Chuồng nào cũng có những cây cột to bằng người ôm, bào nhẵn bóng, mái lợp ngói, nền chuồng lát đá phẳng lỳ, quét sạch như lau. Hai bên cửa chuồng dán hai câu đối đỏ. Nhìn hai cái chuồng trâu cao ráo, tinh tươm, hai vợ chồng cô Cả và Cô Hai mừng thầm phấn khởi, chờ ngày đón trâu.

Trong khi hai anh chị cùng hai anh rể đi ra đi vào, xem xét thợ làm việc thì vợ chồng cô Út tự tay ngả cây, đẽo cột, chặt xà, cắt gianh để làm chuồng trâu của mình. Hai người động viên nhau gắng làm xong cho đúng hẹn.

Thấy hai vợ chồng cô em làm việc vất vả, các anh và các chị tỏ ý coi khinh.

Hai vợ chồng cô Út làm mãi tới sáng ngày thứ mười mới lợp xong mái gianh. Nhìn cái chuồng Trâu của em, hai anh rể và hai chị chê bai hết lời.

Đúng ngày hẹn, ông bố ra đóng cửa chuồng cũ lại. Chiều đến, đàn trâu về. Hai vợ chồng cô Cả và cô Hai nhìn đàn trâu rồi nhìn cái chuồng của mình, lòng chứa chan hy vọng.

Trâu qua chuồng cũ, cửa chuồng cài chặt, không vào được. Chúng tản ra, tìm vào ba cái chuồng trâu mới. Đàn trâu nghiêng ngó, nhìn hai cửa có dán giấy đỏ, vội vàng ù chạy nhốn nháo. Thấy con trâu đầu đàn đang ăn cỏ trong chuồng trâu của cô Út, chúng tranh nhau theo vào và cũng tranh nhau ăn rơm, ăn cỏ. Chỉ một lúc sau, tất cả đàn trâu chen nhau vào chật ních cả chuồng của cô Út. Vợ chồng chị Cả và chị Hai nhìn nhau chưng hửng.

Sự tích chú cuội cây đa

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp...

Gái ngoan dạy chồng

Ngày xưa có một người nhà giàu, vợ chết sớm, chỉ có độc một người con trai, đứa con vốn người xấu nết, đần độn, lại là tay chơi bời lêu lổng không chịu học hành hay làm ăn gì cả. Thấy con không lo nối nghiệp nhà, người nhà giàu rất buồn phiền...

Sự tích Thánh làng Chèm

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng...

Người con gái Nam Xương

Ngày xưa, ở làng Nam-xương có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Nàng lấy chồng là Trương sinh vốn là người cùng làng. Trương sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ...

Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn

Ngày xưa ở Gia-định có một người tên là Thủ Huồn. Hắn xuất thân làm thơ lại. Trong hơn hai mươi năm luồn lọt trong các nha các ti, hắn đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người bị oan uổng...

Em bé thông minh

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước...

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...