Phạm Viên thành tiên

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Phạm Chất đỗ tiến sĩ khoa Giáp thìn đời vua Thần Tôn nhà Hậu Lê, còn Phạm Viên thì không chịu vùi đầu vào sách vở, chỉ thích ngao du . Một hôm Phạm Chất mắng em:

- Mày là con nhà nề nếp và là em ông tiến sĩ mà không chăm học hành đỗ đạt còn mong nên người sao được?

Phạm Viên nói:

- Ở đời mỗi người có một sở thích, công danh phú quý chẳng qua chỉ là giấc mộng.

Rồi ông vận áo tơi, đội nón lá đi vào rừng. Lên núi gặp một ông cụ già chống gậy, vận áo cà sa, trông có vẻ tiên phong đạo cốt, liền sụp lạy mà xin làm đệ tử.

Ông lão đưa Phạm Viên đến một gian nhà tranh vắng vẻ, chỉ thấy trên bàn có một quyển sách và một vò nước lã bên cạnh. Ông lão múc cho Phạm Viên một gáo nước lạhh rồi bảo uống, và đưa cho một cái túi mà dặn rằng:

- Về nhà rồi mở túi này ra thì thấy có nhiều cái lạ.

Phạm Viên theo hướng mặt trời mọc mà đi, chốc lát đã về đế nhà, hỏi ra tính đã mười hai năm rồi . Năm ấy Phạm Viên ba mươi tuổi, ông tiến sĩ Phạm Chất thường gọi em là thằng điên. Có khi vài ngày Phạm Viên chỉ ăn một chén cháo, thỉnh thoảng ngủ hơn mười hôm mới dậy . Ông có một bà cô ruột già ngoài bảy mươi tuổi, không có con, nhà rất nghèo, mới cho bà 21 đồng tiền và dặn có mua gì thì chỉ tiêu đến 20 đồng thôi, còn phải giữ lại một đồng, tự nhiên tiêu đủ suốt đời. Bà cô theo lời ông mà làm, hễ buổi sáng tiêu hết 20 đồng thì buổi chiều lại còn đủ, như thế luôn trong bảy năm. Đến khi bà ta mất thì số tiền ấy cũng biến đâu mất.

Một hôm, Phạm Viên lên chơi Ngọc Sơn vào trọ ở quán, bảo bà lão bán hàng rằng:

- Chỗ này sắp có hỏa tai, tôi cho bà một bình rượu hễ gặp cháy thì tưới lên, lửa không lan được nữa.

Được mấy hôm quả nhiên xóm ấy bị cháy, giữa mùa nắng gió nồm mạnh quá lửa bốc lan rất mau, không thể dập nổi . Bà hàng bỗng nhớ đến lời ông khách lạ dặn liền mang bình rượu ra tưới vào đám cháy thì tự nhiên nổi cơn mưa rào rất lâu, đám cháy tắt ngấm, trong nước mưa phảng phất mùi rượu ba ngày chưa hết.

Lại một hôm Phạm Viên đi qua Hoàng Hóa, gặp một ông lão ăn xin lối bảy mươi tuổi . Thương tình người già cả khốn khó, Phạm Viên đưa cho ông lão một cái gậy và dặn:

- Hễ đi đến nơi nào hoặc chợ nào thì cắm cái gậy xuống bên đường, không cần phải kêu xin gì, tự nhiên sẽ có người đến treo tiền lên đầu gậy cho, đếm đủ một trăm đồng thì thôi, lại đi nơi khác.

Ông lão ăn mày làm theo lời Phạm Viên, quả nhiên được ăn tiêu đầy đủ. Được ba năm, ông lão chết thì cái gậy cũng biến đâu mất.

Năm Bính Thân đời Hậu Lê có khoa thi hội, học trò tỉnh Nghệ An đi thi có tới hai ba trăm người. Phạm Viên đang ngồi chơi ở quán làng Hoàng Mai, thấy bọn thí sinh đi qua bảo họ:

- Trong ba khoa liền Nghệ An không ai đỗ tiến sĩ đâu, các ông đi thi uổng tiền lộ phí mà thôi.

Mọi người đều cười ông là thằng điên chỉ nói láo. Sau quả nhiên luôn ba khoa Bính Thân, Kỷ Hợi và Tân Sửu, tỉnh Nghệ An không đỗ được người nào cả.

Bấy giờ trong làng có người học trò xin học Phạm Viên, luôn trong hai tháng ông chỉ dạy cho hai chữ "cật cao" là cái gầu mà thôi. Người học trò xin học thêm chữ khác, ông bảo:

- Cần gì học nhiều, sau này giàu sang chỉ bởi hai chữ ấy thôi.

Người học trò chán nản xin thôi, về sau đi lính vì phạm lỗi nặng, sợ tội, trốn xuống một chiếc thuyền buôn. Chúa Trịnh ra lệnh cho tìm bắt, và tịch biên các đồ vật cùng cả chiếc thuyền.

Viên thừa sai làm biên bản các thức duy có cái gầu tát nước thì không biết là chữ gì, hỏi mọi người cũng chẳng ai biết, đến cả quan Tham tụng kiến việc tịch biên cũng không biết nốt. Người lính bị bắt liền nói:

- Trước kia tôi đi học, thày dạy tôi hai chữ "cật cao" là cái gầu".

Quan Tham tụng ngạc nhiên cho là người này học thức uyên thâm lấy làm kính phục, tâu với chúa Trịnh tha tội cho và thưởng hàm Lục Phẩm giao cho quản đốc đội quân Vệ thành.

Năm Phạm Viên bốn mươi tuổi, anh ông thăng đến chức Thị Lang đang được chúa Trịnh quý mến, thì ông ở quê dựng bàn thờ và may đồ tang rồi ra kinh thăm anh. Khi ông đến kinh mới được ba ngày thì anh ông mất. Người chị dâu định đưa quan tài xuống thuyền để chở về quê mai táng, ông không nghe, sai sắm một cỗ xe để đưa đi đường bộ. Đáng lẽ đi đường thủy phải mất bốn ngày mà đi đường bộ mất hai ngày, thế mà buổi sáng sớm ông cho quan tài đi, đến trưa đã về đến quê. Mọi người đều lấy làm lạ, mới biết là Phạm Viên có phép tiên.

Chôn cất anh xong, ông xin phép mẹ để đi xa, không ai biết là đi đâu. Sáu năm sau mẹ ông mất, vừa cất đám xong thì đêm ấy thấy ông trở về, ra mả mẹ ông ngồi khóc và đặt lên trên mả một cái hộp rồi đi thẳng. Đến sáng ngày người nhà ra mở hộp xem thì thấy đủ cả trâu, gà, dê, lợn, xôi bánh chẳng thiếu thứ gì, lại có ba trăm nén bạc của Phạm Viên cúng mẹ nữa .

Về sau có người gặp Phạm Viên ở cửa biển Thần Phù, nhưng ông chỉ chắp tay vái chào mà không nói năng gì cả. Người ta cho rằng Phạm Viên đã thành tiên.

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Thạch Sanh - Lý Thông

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...

Sự tích con muỗi

Có hai vợ chồng nhà nọ yêu nhau rất mực. Ngày mới lấy nhau, họ đã từng ăn thề hẹn không bỏ nhau. Nếu không may một trong hai người chết đi thì người kia sẽ chết theo để xuống âm ty cho có bạn...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...