Bệnh ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường không?

Bạn có biết thế nào gọi là “ba tác nhân” không? Đó là tác nhân gây ung thư, tác nhân gây dị dạng và tác nhân gây đột biến, nó dẫn đến bệnh ung thư, bệnh quái thai và hiện tượng đột biến thông tin di truyền của tế bào cơ thể.

Theo thống kê ngày nay, trong số người bị ung thư có 80% là do nhân tố môi trường gây nên. Giới y học cũng chứng minh được rằng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến bệnh ung thư. Phát sinh quái thai cũng có mối quan hệ mật thiết với ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường còn khiến cho thông tin di truyền của tế bào trong cơ thể phát sinh đột biến, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai, dẫn đến vô sinh hoặc phôi thai sớm bị tử vong. Tế bào đột biến là cơ sở gây ung thư.

Vậy vì sao ô nhiễm môi trường lại gây nên hậu quả như thế? Môi trường xung quanh chúng ta có rất nhiều chất ô nhiễm. Chúng thông qua miệng, mũi, răng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hệ thống hô hấp và hệ thống tuần hoàn máu. Có những chất phát sinh phản ứng cho cơ thể, có những chất vì tính chất ổn định, một khi cơ thể hấp thụ thì rất khó bài tiết mà còn tích lũy tăng dần. Những chất ô nhiễm này mặc dù nồng độ trong môi trường rất thấp, nhưng vì thời gian hấp thụ lâu dài nên nồng độ trong cơ thể tăng lên, dẫn đến những phản ứng sinh lí khác thường.

Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế cung cấp thì các hợp chất như oxit sắt, bông amiăng, cacbua thơm nhiều vòng, tetrachloruacacbon, vinylưchlorua, các hợp chất của axit nitric, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ và các sản vật thiên nhiên như aflatoxin đều là những chất gây nên khối u, dẫn đến ung thư phổi, ung thư da, ung thư gan v.v..

Thai nhi ở thời kì các cơ quan đang phát triển rất nhạy cảm với chất độc. Ở thời kì này, nếu các chất ô nhiễm hóa học trong môi trường (như vinylchlorua, benzen, chì, thủy ngân, xăng v.v..) xâm nhập vào cơ thể người mẹ thì các chất độc có thể thông qua bào thai ảnh hưởng đến thai nhi, gây cho thai nhi dị dạng hoặc khiến cho trẻ sơ sinh đần độn, sứt môi, các bệnh bẩm sinh về ngũ tạng, não phù nề, ngón tay, ngón chân bị dị dạng v.v..

Do đó có thể thấy: để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần tránh môi trường bị ô nhiễm, vì đó là nguyên nhân gây nên các hiện tượng ung thư, dị dạng và đột biến. Do đó, trong cuộc sống thường ngày phải cố gắng ít tiếp xúc với các chất độc hại. Đồng thời không dùng các hộp nhựa để đựng thức ăn, ít ăn thức ăn nấu cháy hoặc bị xào rán quá mức, không ăn những thức ăn đã lên men biến chất v.v..

Từ khoá: Bệnh ung thư; Ô nhiễm môi trường.

Tại sao cần dùng gốm sứ để chế tạo động cơ ô tô?

Năm 1991, chiếc ô tô buýt cỡ lớn đầu tiên có động cơ được chế tạo bằng gốm sứ đã hoàn thành một hành trình từ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Việc chạy thử...

Dưới tác dụng ánh sáng Mặt Trời bầu khí quyển có gì thay đổi?

Chúng ta đều biết bầu khí quyển quanh Trái Đất có nhiều tầng, trong đó có tầng ozon. Trong các tầng của khí quyển giữa các tầng trên và tầng dưới có...

Khi cây cải dầu ra hoa thả ong ra có tác dụng gì?

Đông đi xuân đến, cây cải dầu trải qua cái khắc nghiệt của mùa đông giá lạnh, đã nở nhũng bông hoa vàng, dự báo một vụ thu hoạch sắp tới. Tuy nhiên có...

Năm mươi vạn năm sau, loài người sẽ trở thành thế nào?

Nếu tính từ bây giờ, qua năm mươi vạn năm nữa, loài người sẽ biến đổi ra sao? Đó là một câu hỏi được nhiều người quan tâm hứng thú.

Vì sao trước khi xây dựng nhà máy phải đánh giá môi trường chung quanh?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới, nước, đất đai và không khí các nước đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường bị ô nhiễm gây...

Làm thế nào để giữ hoa cắm trong bình tươi lâu?

Một cành hoa tươi, thông thường cắm không được mấy ngày, cành hoa liền rủ đầu, màu sắc cũng không còn tươi đẹp. Đó là nguyên nhân gì? Nếu bạn lấy cành...

Giải thưởng quốc tế về toán học là gì?

Nobel là giải thưởng khoa học kĩ thuật quốc tế danh vọng lớn nhất thế giới. Đây là giải thưởng được Nobel, nhà hoá học lừng danh đem một phần di sản...

Tại sao khi ăn dứa tốt nhất trước tiên phải nhúng qua nước muối?

Dứa là loại thực vật thân thảo sinh trưởng nhiều năm, lá hình kiếm, rậm dày, mép có gai nhọn, là một loại quả nổi tiếng vùng nhiệt đới. Chúng vốn có...

Tại sao tàu cánh ngầm có tốc độ đặc biệt nhanh?

Trong các loại phương tiện giao thông, tốc độ của tàu thuỷ là chậm nhất. Nó chậm hơn ô tô nhiều, lại càng không thể so sánh với máy bay bay lượn ở...