Tại sao phải dùng chuột?

Bao lâu nay bàn phím là thiết bị dẫn nhập tiêu chuẩn được dùng cho máy tính. Nhưng người ta thường cảm thấy bàn phím chẳng trực quan chút nào. Trước khi dùng bàn phím dẫn nhập thì phải nhớ được nội dung lệnh, sau đó gõ vào phím tương ứng thì mới có thể bắt máy thực hiện lệnh này. Nếu có chút sai sót, máy tính sẽ không nghe theo sự chỉ huy. Nếu có thể tìm ra được một công cụ, nó như bàn tay người tự do di động trên màn hình, nhanh chóng chỉ ra các lệnh thực đơn trên màn hình và tức khắc chỉ huy máy chấp hành lệnh thì sẽ khiến cho việc sử dụng máy tính thuận lợi hơn. Chính vì vậy mà con chuột đã ra đời. Chuột có hình dáng như cái hộp hình ô van, phần cuối là sợi dây điện tín hiệu, trông như cái đuôi chuột, bởi vậy mà nó được gọi là chuột. Cấu tạo của chuột, thoạt đầu còn có nhiều khiếm khuyết, như độ chuẩn xác thấp, phản ứng không nhạy, v.v. Mãi tới năm 1983, sau khi phát minh ra chuột quang học thì độ chuẩn xác và tuổi thọ của chuột mới được nâng cao. Khi Windows thành công và ứng dụng rộng rãi thì chuột đã trở thành thiết bị ngoại vi tiêu chuẩn của loại máy tính cá nhân PC (personal computer).

Chức năng cơ bản của chuột là chuyển di động của tay thành di động của vạch sáng (con trỏ), chuyển việc bấm bàn phím sang việc clích (nhấn) chuột. Con đường thực hiện việc chuyển đổi cơ bản này có phương pháp cơ giới và cả phương pháp quang điện. Bởi vậy mà có loại chuột cơ và loại chuột điện quang. Nguyên lý công tác của chúng là như nhau, đều là phân giải di động của chuột trên bàn phím hoặc tấm đệm của chuột thành di động của tọa độ màn hình theo hướng X, Y.

Tuy nhiên, chuột không thể giống như bàn phím thuận tiện trong việc đưa công trình, dữ liệu vào và ra những lệnh tổng hợp có độ linh hoạt cao. Nhưng dù sao thì nó vẫn có thể hoàn thành được nhiều thao tác điều khiển phức tạp mà bàn phím khó thực hiện được. Nó đã bổ khuyết những cái bất cập của bàn phím về mặt nào đó. Ví dụ di chuyển mảng hình trên màn hình và định vị chúng. Trước mắt ta vẫn thấy chuột là một phương tiện liên lạc giữa người và máy không thể thiếu được trong hệ thống máy tính. Việc phát minh ra chuột khiến việc giao lưu giữa người và máy trở nên tiện lợi. Nó được Hiệp hội Kỹ sư điện và điện khí Mĩ coi là một sự kiện rất quan trọng trong 50 năm qua kể từ khi máy tính ra đời.

Ngày nay việc sử dụng rộng rãi chuột còn có một vấn đề, đó là nó hay bị bẩn. Sử dụng một thời gian thì bụi và dầu mỡ làm cho cơ quang hoặc việc chuyển động của bi lăn trở nên trục trặc, làm cho các ô trên đệm chuột kiểu quang học trở nên mờ nhạt khiến chuột khó nhận biết được, đi tới quỹ đạo di động của con trỏ thuộc loại chuột này hoạt động không bình thường, phản ứng chậm hoặc vận động run rẩy. Máy bị mài mòn, hiện tượng này càng tồi tệ hơn. Bởi vậy, người sử dụng phải thường xuyên làm vệ sinh viên bi, ổ bi hoặc đệm chuột. (Ngày nay đã có cả chuột không đuôi hay không dây - tức không cần dây cắm vào máy tính - btv)

Tại sao sứa có thể dự báo bão?

Sứa thuộc loài nhuyễn thể, thâm mềm, thuộc lớp động vật, ngành Ruột khoang, hiện nay trên thế giới đã phát hiện có khoảng hơn 200 loài sứa, loài sứa thường thấy có sứa biển, sứa hải nguyệt...

Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió...

Tại sao có thể dùng máy tầm ngư để phát hiện đàn cá?

Người ta thường cho rằng, các loài vật cũng có tiếng nói riêng của mình. Vậy phải chăng loài cá cũng có tiếng nói riêng của chúng? Chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của chúng hay không?

Thuỷ tinh có bị ăn mòn không?

Thuỷ tinh được xem là một vật liệu kỳ diệu vì khả năng chống ăn mòn cao. Không nói đến nước, chứ các loại axit rất mạnh như axit sunfuric, nitric,...

Kiến trúc cao tầng có những loại hình gì?

Kiến trúc cao tầng phát triển đến nay đã hơn một thế kỷ. Năm 1884, ở thành phố Chicago, Mỹ đã xây dựng một kiến trúc 10 tầng đầu tiên và được công...

Vì sao nhiệt độ trong thành phố cao hơn ngoại ô?

Mùa hè trong thành phố khí hậu nóng bức, nhưng ra ngoại ô người ta cảm thấy mát mẻ dễ chịu hơn nhiều. Các số liệu thống kê khí tượng chứng tỏ: khí hậu...

Vì sao ngói lưu ly và gương Cảnh Thái lại có màu sắc rực rỡ?

Khi đi tham quan các công trình kiến trúc cổ, ta thường bị mái ngói lưu ly của các công trình đó lôi cuốn. Mặc dù trải qua dãi dầu mưa nắng một thời...

Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?

Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường...

Có phải số 0 là số chẵn?

Chúng ta đã biết trong các phép toán ở bậc tiểu học người ta gọi một số chia hết cho 2 là số chẵn, một số không chia hết cho 2 là số lẻ. Thế thì số 0...