Tại sao dưa hấu có thể biến thành đạn pháo?

Dưa hấu có thể so sánh với đạn pháo được chăng? Không phải là anh đang pha trò đấy chứ? Dưa hấu là một trong những loại quả dễ vỡ nhất, thậm chí dùng nắm tay đập vào nó cũng vỡ ra thành nhiều mảnh, nước chảy tung toé. Làm sao dưa hấu có thể biến thành đạn pháo được?

Trên thực tế có thể làm được như vậy. Nếu có người đứng bên đường ném quả dưa hấu vào ô tô đang chạy với tốc độ 110 km/giờ, dưa hấu sẽ đập vào kính xe và lập tức làm cho kính xe vỡ vụn.

Khi vật thể chuyển đ̕ược chiều nhau thì vận tốc cũng ngược chiều nhau. Giả sử tốc độ của quả dưa hấu khi được ném đi là 10 km/giờ thì tốc độ giữa quả dưa hấu và ô tô là 120 km/giờ. Dưa hấu bay nhanh vào ô tô với tốc độ chuyển động lớn, tạo ra lực va chạm lớn. Ngoài ra, uy lực của quả đạn pháo dưa hấu tỷ lệ thuận với trọng lượng của nó, trọng lượng càng lớn thì sức sát thương của nó càng tăng. Một quả dưa hấu có trọng lượng là 02 kg, bay với tốc độ là 120 km/giờ, thì sẽ tạo ra sức tàn phá tương đương một quả đạn pháo. Các hiện tượng tương tự có rất nhiều. Ví dụ, con chim đang bay trên trời đâm vào máy bay thì con chim bé nhỏ đó sẽ biến thành một viên đạn chọc thủng vỏ và kính của máy bay, tạo thành lỗ thủng trên máy bay. Có một số bạn nhỏ đùa nghịch cầm đá ném vào các đoàn tàu hoả đang chạy trên đường ray. Những viên đá nhỏ này sẽ biến thành những viên đạn có uy lực lớn làm vỡ kính tàu hoả, làm bị thương hành khách ngồi trên tàu.

Tính tương đối giữa các chuyển động cùng chiều có thể biến những viên đạn có tốc độ cao trở thành vật vô hại. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, một viên phi công người Pháp khi đang bay nhìn thấy bên cạnh máy bay của mình có một vật rất nhỏ bay cùng. Anh ta lấy làm lạ liền đưa tay bắt lấy thì ra đó là một đầu đạn đang bay. Quân địch bắn anh ta từ phía sau, do máy bay và viên đạn bay cùng chiều, nên khi bay đến ngang máy bay thì tốc độ viên đạn tương đương với tốc độ của máy bay, tốc độ tương đối giữa hai vật gần như bằng không, chuyển động tương đối giữa hai vật thể là tĩnh. Do đó, người phi công dễ dàng bắt được viên đạn đang bay.

Lợi dụng nguyên tắc này, các máy bay có thể tiếp dầu cho nhau khi đang bay trên không. Một máy bay tiếp dầu và một máy bay ném bom bay gần vào nhau, tốc độ tương đối giữa hai máy bay bằng 0. Máy bay tiếp dầu nối ống dẫn dầu với máy bay ném bom và có thể thực hiện việc tiếp dầu trên không.

Tại sao có loại ô tô không có tay lái lại có thể chuyển động hướng bình thường?

Mọi người đều biết rằng, ô tô được điều khiển chuyển hướng thông qua tay lái. Khi quay tay lái theo chiều kim đồng hồ thì ô tô quay sang phải, khi...

Vì sao không khí ô nhiễm?

Trong thiên nhiên thành phần không khí trong sạch tương đối đơn giản: thông thường nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, khí trơ chiếm 0,93%, còn có một...

Tại sao các hoàng đế của nước Nga được gọi là Sa hoàng?

Về vấn đề này, đẩu tiên phải nói tới nhà độc tài của thành La Mã thời cổ đại Cesar. Năm 45 trước Công nguyên, Viện Nguyên Lão La Mã đã dựa vào chiến...

Cầy mangut có phải là khắc tinh của rắn không?

Khi một con cầy mangut gặp phải rắn hổ mang thì sẽ có một cuộc sát đấu kịch liệt xảy ra.

Vì sao không nên tập thể dục trong sương mù?

Mù là hiện tượng không khí kết ngưng thường gặp. Khi có mù, rất nhiều hạt nước nhỏ li ti trôi nổi trong lớp không khí gần mặt đất khiến cho không khí...

Vì sao nói biển là kho lương thực tương lai?

Dân số thế giới tăng nhanh, tài nguyên thiếu hụt, đó là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất mà loài người đang phải đối mặt. Đương nhiên có giải quyết...

Tại sao khủng long lại bị tuyệt chủng?

Trong lịch sử phát triển của sinh vật học, có rất nhiều loài động vật sau khi xuất hiện lại biến mất. Vì vậy chúng ta không cảm thấy kì lạ, bởi vì động vật tuyệt chủng trên thực tế là một giai đoạn tất yếu trong lịch sử tiến hoá của sinh vật.

Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?

Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng.

Tại sao không vứt hết rác vào núi lửa để tiêu hủy?

Nhiều quốc gia xây dựng lò đốt để xử lý rác, vậy tại sao không vứt hết chúng vào miệng núi lửa?