Tại sao cần phải cứu những thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng?

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế các nước, các hoạt động của con người trên địa cầu cũng không ngừng mở rộng phạm vi, đến nay thực vật có quan hệ mật thiết với cuộc sống con người đã chịu sự đe dọa nghiêm trọng về mặt sinh tồn. Theo thống kê, đến năm 2.000 toàn cầu có 1/3 chủng loại đang đứng trước nguy hiểm hoặc tuyệt chủng, ở một số khu công nghiệp hóa trình độ cao sự tổn thất các loài thực vật cũng khiến người ta phải kinh ngạc. Có người thống kê, các loài thực vật có thể tìm thấy vào đầu thế kỷ XX ở Châu Âu thì nay có khoảng 1/10 đã không tìm thấy nữa.

Ví dụ ở quần đảo Hawai, thực vật mao mạch trên quần đảo có khoảng hơn 2.700 loài, trong đó có 800 loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, hơn 270 loài đã bị tuyệt chủng. Trong những thực vật đang dần mất đi không chỉ có các loài hoang dã, bán dã sinh mà ngay cả loài được con người nuôi trồng cũng đang gặp số phận tương tự.

Vậy thì sự mất mát các loại thực vật gây ra hậu quả gì?

Trước tiên, có một số thực vật là nguyên liệu quí để sản xuất ra thuốc, hương liệu và trong công nghiệp, một khi bị tuyệt chủng sẽ khiến nhân loại mất đi nguồn tài sản quí báu; thứ hai: có rất nhiều thực vật hoang dã mặc dù trước đây chưa được con người khai thác sử dụng nhưng trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên lâu dài, chúng đã có những bản lĩnh cao cường và những đặc tính đáng quí rất đa dạng phong phú, là nguồn tài nguyên tự nhiên đáng quí của nhân loại. Hẳn bạn đã ăn quả chuối tiêu, chuối tiêu không có hạt. Nhưng chuối tiêu hoang dã lại có hạt, hơn nữa cứng như hạt sạn, không thể ăn nổi, cho nên chuối tiêu hoang dại không được con người ưa thích. Giả sử một khi toàn bộ chuối tiêu nuôi trồng ở Châu Mỹ nhiệt đới bị sự đe doạ nghiêm trọng của căn bệnh Panma, con người đành phải hướng tới chuối tiêu hoang dã, để “chuyển” tính phòng bệnh của thực vật hoang dã sang thực vật nuôi trồng, tạo ra sản phẩm cây trồng phòng chống bệnh.

Trong thực vật hoang dã có rất nhiều loài tốt. Gần đây con người không ngừng tìm thấy một số thực vật hoang dã có ích cho việc chữa trị bệnh cao huyết áp, ung thư. Ở Hà Nam - Trung Quốc phát hiện một biến chủng cây khế gọi là cây khế lông mềm. Sau khi quả chín, bề mặt quả trơn bóng, so với loại lông cứng của New Zealand thích hợp hơn cho ăn sống và gia công. Mọi người biết rằng cây khế là một cây quả mới được ưa chuộng trên thế giới, hàm lượng vitamin C cao nổi tiếng, mỗi 100 g quả tươi có chứa 100 – 420 mg vitamin C, gấp 3 – 10 lần quả bình thường, quả chua ngọt vừa hợp khẩu vị, mùi vị đặc trưng. Bạn biết không? Quê hương của cây khế là ở Trung Quốc, nguồn quả này ở Trung Quốc thật phong phú.

Tất nhiên, có rất nhiều thực vật có giá trị trước khi con người biết đến đã biến mất, sự mất mát này là điều không thể tránh khỏi. Nhưng một khi những mất mát và phá hoại các loài thực vật với qui mô lớn thì sẽ gây cho hệ thống sinh thái tình trạng mất cân bằng, điều này dẫn đến châu lục xanh biến thành sa mạc, hạn hán, gió mưa, lũ lụt liên tiếp xảy ra, con người cũng không thể thoát khỏi sự trừng phạt của thiên nhiên.

“Cứu lấy thực vật” là lời kêu gọi khẩn cấp của các nhà khoa học, sinh vật học trên thế giới. Cứu và bảo vệ thực vật sắp bị diệt chủng đã là mối quan tâm phổ biến mang tính quốc tế. Gần đây có một số nước đã bắt đầu xây dựng kho hạt giống hoặc kho gien có qui mô lớn, thiết bị tiên tiến, tận lực thu thập và bảo tồn các giống cây và chất lượng giống của các nơi trên thế giới, chọn lựa biện pháp bảo vệ thiết thực hữu hiệu. Có thể tin rằng, một số thực vật sắp có nguy cơ bị tuyệt chủng sẽ được cứu lấy, thảm thực vật xanh trên hành tinh chúng ta sẽ được bảo tồn.

Tại sao xe lửa cần chạy trên đường ray?

Một ô tô tải nếu đỗ trên mặt đường đá vụn, 15 người mới đẩy nó đi được. Nhưng nếu một toa xe lửa có cùng trọng lượng đỗ trên đường ray thép, chỉ 2...

Vì sao dùng vệ tinh có thể thăm dò tài nguyên Trái đất?

Vệ tinh dùng để thăm dò và nghiên cứu tài nguyên Trái Đất gọi là vệ tinh tài nguyên. Nó là một loại vệ tinh ứng dụng rất quan trọng.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Trên Mặt trăng có “biển” và “lục địa” không?

Buổi tối nhìn lên Mặt Trăng, bạn có thể thấy trên đó có chỗ sáng, chỗ tối. Người xưa không giải thích được hiện tượng này, nên tưởng tượng trên Mặt...

Các hành tinh quay quanh Mặt trời như thế nào?

Nhà thiên văn học người Ba Lan Copecnic trong tác phẩm nổi tiếng bất hủ của mình là “Luận vận hành thiên thể” đã giải quyết một cách chính xác vấn đề...

Vì sao “lạnh nhất Tam cửu”, “nóng nhất Tam phục”?

"Lạnh nhất Tam cửu”, “Nóng nhất Tam phục". Hai câu ngạn ngữ này là kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc tích lũy nên qua thực tiễn lâu dài.

Tại sao trong thực vật lại có điện?

Nói trong cơ thể thực vật có điện, bạn có thấy kỳ lạ không? Thực vật và động vật đều là những sinh vật sống. Cuộc sống của thực vật có khi có thể sản...

Tại sao trận Oateclo trở thành điều tượng trưng cho thất bại trong cuộc đời con người?

Ngày 20 tháng sáu năm 1815 tại ngoại ô Thành phố Oateclo cách thủ đo Brucxen nước Bỉ 23 km về phía nam, liên quân chống Pháp đã phát động một cuộc...

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?

Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan...