Vì sao “lạnh nhất Tam cửu”, “nóng nhất Tam phục”?

"Lạnh nhất Tam cửu”, “Nóng nhất Tam phục". Hai câu ngạn ngữ này là kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc tích lũy nên qua thực tiễn lâu dài. “Tam cửu” là chỉ chín ngày thứ 3 sau Lập đông (9 x 9 = 81 ngày gọi là cửu cửu) vào khoảng trung hoặc hạ tuần tháng giêng. “Tam phục” là chỉ Sơ phục (ngày Canh thứ ba sau ngày Hạ chí) "Trung phục” là ngày Canh thứ tư sau ngày Hạ chí và Mạt phục (ngày Canh thứ nhất sau ngày Lập thu) vào khoảng trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 8.

Vì sao “Tam cửu” ở vào trung hoặc hạ tuần tháng giêng lại lạnh nhất, "Tam phục" ở vào trung hoặc hạ tuần tháng 7 đến tháng 8 lại nóng nhất?

Điều đó phải xem mặt đất hấp thu và nhả nhiệt bao nhiêu. Đông chí là lúc ngày ngắn nhất, lượng nhiệt mặt đất hấp thu của Mặt Trời ít nhất, còn lượng nhiệt nhả ra nhiều hơn lượng nhiệt hấp thu được, cho nên nhiệt độ tầng không khí gần mặt đất còn tiếp tục giảm xuống, toàn bộ nhiệt lượng mặt đất hấp thu được của Mặt Trời hầu như cân bằng với nhiệt lượng nhả ra cho nên thời tiết ở vào thời kỳ lạnh nhất. Sau ngày “Tam cửu” lượng nhiệt mặt đất hấp thu dần dần nhiều hơn lượng nhiệt nhả ra, nên nhiệt độ tầng không khí gần mặt đất cũng được nâng lên. Do đó trong một năm lúc lạnh nhất thường xuất hiện trước hoặc sau ngày “Tam cửu”, tức sau ngày “Đông chí”.

"Hạ chí" ngày dài, đêm ngắn nhất, nhưng thời điểm nóng nhất trong một năm lại không phải là ngày "Hạ chí" mà là thời kỳ “Tam phục” sau ngày “Hạ chí”. Giống như nguyên lý ở trên, sau ngày “Hạ chí” tuy ngày ngắn dần, đêm dài dần, nhưng trong một ngày thì ban ngày vẫn dài hơn ban đêm. Lượng nhiệt hằng ngày mặt đất nhận được vẫn lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt nhả ra, cho nên thời tiết nóng dần. Về sau lượng nhiệt Trái Đất hấp thu được bắt đầu ít hơn lượng nhiệt nhả ra, do đó nhiệt độ dần dần giảm xuống. Vì vậy thời điểm nóng nhất trong một năm thường xuất hiện vào "Tam phục" sau "Hạ chí".

"Lạnh nhất Tam cửu" "Nóng nhất Tam phục" đã phản ánh một cách khoa học quy luật nóng lạnh trong một năm. Nắm vững quy luật này con người có thể chủ động đấu tranh với tự nhiên. Ví dụ trước “Tam phục” chuẩn bị tốt chống nóng, trước “Tam cửu” thì phải đề phòng chống rét.

Nước làm cân bình nhiệt

Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của Mặt trời xuống tận dưới đáy sâu.

Giấy gạo nếp có phải chế tạo từ gạo nếp không?

Có nhiều loại keo, bánh ở lớp vỏ ngoài được bọc một loại giấy mờ đó là giấy gạo nếp. Giấy gạo nếp khô ngăn không cho kẹo, bánh tiếp xúc trực tiếp với...

Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người?

Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá...

Vì sao phương pháp toán học không thể thay thế được thực nghiệm khoa học?

Mọi tri thức khoa học đều nhằm phát hiện, phát biểu, dự kiến các quy luật phát triển của sự vật. Các tính toán toán học và phương pháp suy luận là...

Kiến trúc thành phố hoà hợp với con người và thiên nhiên như thế nào?

Các công trình hiện đại là nơi tiêu hao chủ yếu nguồn năng lượng thiên nhiên. Theo thống kê của Liên hợp quốc, nguồn năng lượng bị tiêu hao có liên...

Vì sao phải bảo vệ san hô?

Nhiều vùng biển nhiệt đới và vùng biển có dòng nước ấm chảy qua, có nhiều bãi đá san hô muôn hình, vạn trạng rất được con người yêu thích. Trong đó có...

Công trình thủy lợi Tam Hiệp, Trường Giang có gây ảnh hưởng cho môi trường không?

Công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang địa thế rất hiểm trở. Hai bên bờ dốc núi dựng đứng, độ chênh từ đáy sông đến đỉnh núi là 700 – 800 m, chân...

Cầu dây văng về kết cấu có gì đặc biệt?

Cầu dây văng là một loại cầu kiểu mới được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai, còn gọi là cầu căng xiên. Cầu kéo xiên do các bộ phận như cột...

Câu nói "người khỏe mọc tóc, người yếu mọc móng tay" có cơ sở khoa học không?

Người ta dù khỏe hay yếu thì tóc và móng tay vẫn không ngừng sinh trưởng. Tóc có tuổi thọ trung bình 2-6 năm, lâu nhất có thể đạt 25 năm.