Tại sao thời tiết nóng lại ảnh hưởng tới việc máy bay cất cánh?

Mùa Hè là thời điểm mọi người có nhiều thời gian dành cho những chuyến du lịch cùng gia đình và bạn bè, nhưng thời tiết nóng nực có thể không phải là điều kiện thời tiết lý tưởng để máy bay cất cánh.

Một thách thức cơ bản mà bất kỳ máy bay nào cũng phải đối mặt khi cất cánh là máy bay quá nặng và trọng lực níu chúng trên mặt đất. Để vượt qua trọng lực, máy bay cần tạo ra lực nâng, dựa vào khí quyển để đẩy phương tiện lên. Lực nâng phụ thuộc vào một số yếu tố, nhưng một trong những yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ không khí. Khi ấm lên, không khí nở ra, vì vậy số lượng phân tử sẵn có để đẩy máy bay lên giảm đi. Nhiệt độ cứ tăng 3 độ C, lực nâng của máy bay lại giảm 1%.

Thêm và đó máy bay cũng cần giải quyết vấn đề thời tiết nóng bức có tác động đến hệ thống máy móc phức tạp của mình. Trong điều kiện nhiệt độ cao, hệ thống điều hòa trên máy bay có thể bị hỏng, gây khó chịu cho hành khách, khiến hành khách bị mất nước nghiêm trọng hoặc mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng khác.

Các nhà khoa học cảnh báo nếu Trái đất tiếp tục ấm lên, vào những ngày nóng nhất, một số máy bay sẽ phải giảm tới 4% tải trọng và lượng nhiên liệu trước khi cất cánh. Tải trọng giảm 4% có thể tương đương với việc giảm 12 hoặc 13 hành khách trên một máy bay chở khách trung bình 160 ghế ngồi hiện nay.

Tuy nhiên các hãng hàng không có nhiều giải pháp để đối phó với vấn đề này. Đơn giản nhất là lên lịch khởi hành cách xa thời điểm nóng nhất trong ngày, tăng nhiều chuyến hơn vào sáng sớm và tối muộn.

Máy bay nhẹ hơn cũng ít bị ảnh hưởng hơn, do đó điều này có thể thúc đẩy ứng dụng vật liệu tổng hợp như sợi carbon làm khung máy bay. Trong khi đó, nhiều hãng sản xuất như Boeing đang cung cấp thêm tùy chọn cho một số máy bay dành cho hãng hàng không dự định sử dụng phương tiện ở sân bay vùng cao với nhiệt độ lớn.

Vì sao chim én bay thấp thì trời mưa?

Vào cuối xuân đầu hạ, khi đi chơi ngoài đồng, nếu thấy chim én bay thành đàn sà thấp xuống mặt đất thì thường sau đó, trời sẽ mưa. Không lẽ chim én có...

Tại sao khi đạp xe đạp trên đất sét mềm nhũn, đạp rất tốn sức?

Khi đạp xe đạp trên đất sét mềm nhũn, hai chiếc lốp xe như bị xì hơi vậy, đạp rất tốn sức. Đó là nguyên cớ gì nhỉ?

Đường sắt leo núi có điểm gì đặc biệt?

Đường sắt là một hình thức giao thông trên bộ được sử dụng rộng rãi nhất, nó có thể vượt qua sông bằng cầu lớn, cũng có thể vượt qua núi cao bằng...

Máy bay đều muốn bay cao phải không?

Chúng ta biết rằng, máy bay thường đều bay càng cao càng tốt. Vì vậy, xét về mặt quân sự, khi không chiến, nếu có thể bay cao hơn máy bay của địch thì...

Xe đạp trong tương lai sẽ phát triển như thế nào?

Xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân với đoạn đường ngắn tiện lợi hữu ích, nó đã có lịch sử hơn 200 năm. Ngay từ năm 1890, ở Hà Lan, đã xây dựng...

Triều lạnh được hình thành như thế nào?

Triều lạnh, nghe tên thì biết được ý nghĩa của nó là không khí lạnh dâng lên từng đợt như thủy triều. Nhưng thực ra không phải các đợt gió mạnh tràn...

Tại sao cổ của hươu cao cổ lại rất dài?

Hươu cao cổ trong giới động vật còn có tên khác là "gã cao kều". Một con hươu cao cổ cao nhất trên thế giới cao 5,75 m, cao hơn 1/3 so với con voi cao...

Tại sao cơ quan cảm giác của hà mã lại ở trên đỉnh đầu?

Nói đến hà mã thì ta nghĩ ngay đến tướng mạo rất khó coi của nó. Thân hình to béo vạm vỡ, trên cái mồm rất rộng lại mọc ra hai mắt rất nhỏ, trông rất...

“Bài toán qua đò” có bao nhiêu lời giải?

Đây là nội dung của trò đố vui cổ: Có người cần chở một con sói, một con dê và một sọt rau cải qua sông (ở đây giả thiết là sói không ăn thịt người)....