Vì sao về mùa hè, trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng khí?

Vào mùa hè, khi bạn bơi thuyền dạo trên mặt hồ, bạn có thể nhận thấy có nhiều bóng khí nhỏ nổi lên mặt hồ. Đó có phải là do cá đớp không khí gây ra không?

Thực ra đó là do ở đáy hồ có một "xưởng sản xuất" khí hồ ao tự nhiên. Công nhân của xưởng máy này chính là các vi khuẩn. Các vi khuẩn này sinh sống trên rơm cỏ cũng như trong các chất hữu cơ tạo nên các con men. Ở đáy hồ còn có nhiều loại cỏ tạp, rễ cây…, có nhiều vật liệu có sợi. Trong tình trạng thiếu oxy, khi bị lên men sẽ bị phân huỷ sinh ra khí hồ ao. Thành phần chính của khí hồ ao là metan. Đó là chất khí không màu, không mùi, hầu như không tan trong nước. Vì vậy trên mặt hồ có nhiều bóng khí nhỏ.

Không chỉ ở đáy hồ mới cỏ "xưởng máy" sản xuất khí hồ ao, mà ngay ở dưới đấy cũng còn tàng trữ một lượng lớn các động thực vật tồn trại trong đại dương, ao hồ thời cổ đại, các động, thực vật thời cổ đại cũng bị phân huỷ và tạo thành khí hồ ao (người ta gọi đó là khí thiên nhiên). Ở Trung quốc cũng có nhiều nơi có khí thiên nhiên và cũng đã bắt đầu được tìm cách sử dụng trong sản xuất cũng như trong đời sống hằng ngày. Ở Trung Quốc vào đời nhà Tần, những cư dân ở Tứ Xuyên đã biết dùng khí thiên nhiên để chưng cất nước chế tạo muối. Trong khí thiên nhiên có chứa 80 - 90% metan, thậm chí có thể đạt đến 99%

Phân, nước tiểu, rễ cây, cỏ dại, rác đều có chứa các loại vật liệu sợi. Nếu thu thập các vật liệu này và để cho lên men ta có thể thu được lượng lớn khí hồ ao. Khí hồ ao chứa nhiều metan, rất dễ cháy, gặp lửa sẽ cháy thành ngọn lửa màu xanh, 1m3/ khí thiên nhiên khi đốt cháy sẽ sinh ra 22990 - 27170 kCal tương đương khi đốt 0,6 kg xăng hoặc 0,8 kg than antraxit. Hiện nay ở nông thôn, nhiều người đã tổ chức sản xuất khí hồ ao theo hình thức các hầm "bioga" để dùng vào việc đun nấu, thắp sáng không chỉ tiết kiệm được than, củi, rơm rạ, mà còn rất tiện lợi, vệ sinh, không gây ô nhiễm.

Khí hồ ao cũng là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Từ khí hồ ao người ta điều chế được mồ hóng, chất dẻo, sợi tổng hợp, tổng hợp được cồn, axit axetic, dược phẩm, sơn, thuốc nhuộm, thuốc mê…. cùng những sản phẩm khác.

Vì sao không thể giết hết rắn độc và mãnh thú?

Chúng ta đã biết thế nào là chuỗi thức ăn. Vấn đề này cũng rất dễ hiểu.

Vì sao ở một thị trấn Nhật Bản mèo đua nhau nhảy xuống nước chết?

Năm 1953, một thị trấn ở Nhật Bản phát hiện một sự kiện lạ. Người ta thấy từng đàn mèo phát điên, bước đi xiêu vẹo, thân co rúm, cùng đua nhau nhảy...

Tại sao có một số rùa thường thả mà không sống?

Chúng ta thường có thể tìm thấy những chiếc ao phóng sinh trong một số đền chùa, đó là nơi để các tín đồ nhà Phật phóng sinh một số động vật.

Tại sao hạt giống tạp giao lại có nhiều ưu thế?

Cách đây khoảng hơn 1500 năm, con người đã bắt đầu lai tạo giữa ngựa cái và lừa đực, kết quả là ngựa cái sinh ra một "bảo bối nhỏ", vừa không phải là...

Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có...

Tia hồng ngoại là gì?

Chúng ta không thể nhìn thấy tia hồng ngoại bằng mắt thường và không phải tia hồng ngoại lúc nào cũng tồn tại xung quanh ta. Vậy rốt cuộc tia hồng ngoại là gì?

Màu sắc thịnh hành quốc tế đã ra đời như thế nào?

Màu sắc thịnh hành quốc tế là chỉ chung những nhóm màu trong một khoảng thời gian nào đó được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tượng này bắt...

Thai nhi trong bụng mẹ làm những gì?

Trong bụng mẹ, thai nhi suốt ngày làm gì? Trước đây, người ta không hề biết gì về vấn đề này. Ngày nay, các nhà y học qua siêu âm đã quan sát được...

Vì sao trong một ngày, chiều cao của cơ thể có thay đổi?

Từ lúc sơ sinh cho đến tuổi thanh niên, chiều cao của thân thể không ngừng phát triển. Sau lứa tuổi thanh niên, chiều cao cơ bản không tăng lên nữa.