Tại sao nói củ khoai tây là thân củ, còn củ khoai lang là thân rễ?

Bạn có từng chú ý, củ khoai tây đào, từ dưới đất lên là do thân dưới đất hình thành, còn củ khoai lang là do rễ hình thành.

Làm thế nào để biết sự khác biệt này? Khi đào củ khoai tây, nếu bạn quan sát kĩ sẽ thấy rõ củ khoai tây là những ngọn của thân đi ngang dưới đất. Thân đi ngang này lớn đến một lúc nào đó, ngọn sẽ nở to ra, hình thành củ khoai, vì hình dáng nó bự dầy, thường thường mắt người dễ phân biệt. Nếu không tin, bạn cầm một củ khoai tây lên, kiểm tra kĩ một chút, sẽ phát hiện biểu bì, trên biểu bì của củ khoai tây có rất nhiều lỗ nhỏ, trong lỗ có mầm, trên thành lỗ có một vết hằn như lông mày, lỗ và vết hằn này rất giống như mắt, nên trong thực vật học gọi là mắt mầm. Nếu bạn dùng dây nối liền những mắt mầm này lại sẽ phát hiện mắt mầm trên củ khoai tây sắp xếp theo trật tự xoắn ốc. Mầm ở trong mắt mầm có thể ra cành lá. Vết lõm là vết tích lưu lại của lá (lá hình vây cá). Đặc trưng nổi bật chính là đặc trưng của thực vật thân củ.

Chúng ta hãy quan sát củ khoai lang, củ khoai lang mặc dù cũng có thể ra mầm nhưng vị trí mầm rất lung tung, không có thứ tự sắp xếp nhất định, lại không có những vết hằn của lá như củ khoai tây, đó đều là đặc điểm của rễ. Khi đào khoai lang, bạn xem xét kĩ có thể thấy củ khoai lang là do rễ phụ và những rễ bất định trên rễ chủ nở to mà hình thành cho nên gọi là rễ củ.

Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc...

Vì sao không thể dùng khăn ướt lau các dụng cụ điện?

Trong các bản hướng dẫn sử dụng thiết bi điện gia dụng, nhà sản xuất đều cảnh báo người sử dụng không được dùng khăn ướt để lau, hoặc không được dùng tay ướt chạm vào công tắc điện. Vì sao lại thế?

Suy luận mờ có mơ hồ không?

Khi người ta phán đoán thuộc tính hoặc đặc trưng của một sự vật, thì đều hi vọng có được kết luận rõ ràng, chính xác. Ví dụ "thật" và "giả", "đúng" và...

Có thể dùng nước đại dương dập tắt núi lửa không?

Vào năm 1973, từng có ý tưởng nhằm dập tắt một ngọn núi lửa đang phun trào đe doạ bến cảng đảo Heimaey ngoài khơi Iceland. Nước biển sẽ được bơm theo...

Ho gà có phải là ho mãi "trăm ngày" không?

Bệnh ho gà do loài khuẩn đũa ho gà gây nên. Đó là loại bệnh đường hô hấp cấp tính, trẻ em 1-6 tuổi rất dễ mắc.

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?

Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan...

Tại sao các nhà sinh thái học phải đưa ra đề nghị bảo vệ loài sói?

Trong tình hình này, loài người bắt đầu bắt giết sói hoang, đặt bẫy, thuốc độc, đạn..., tất cả những thủ đoạn có thể sử dụng được đều được dùng để đối phó với loài sói hoang.

Vì sao việc nhai kẹo cao su lại có ích?

Kẹo cao su rất tốt cho sức khỏe không những của trẻ em mà cả với thanh niên. Việc nhai loại kẹo này không những có lợi cho sự phát triển của các cơ...

Tại sao tàu điện ngầm ngày càng trở nên quan trọng trong giao thông thành phố?

Theo dự tính, đến đầu thế kỷ XXI, số thành phố có trên một triệu dân trên toàn thế giới sẽ tăng lên hơn 400, các phương tiện giao thông truyền thống...