Sông Hoàng Hà bùn cát nhiều như thế, có thể biến thành xanh trong được không?

Hoàng Hà được coi là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc buổi bình minh. Nó đã từng nuôi dưỡng tổ tiên người Trung Quốc, nhưng về sau cũng đem lại nhiều tai hoạ cho nhân dân hai bên bờ.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông Hoàng Hà trở thành tai hoạ là cát. Hoàng Hà là sông chở nhiều cát nhất trên thế giới. Nhân dân Hà Nam, Sơn Đông thường truyền miệng nhau câu nói "một bát nước Hoàng Hà có đến nửa bát cát". Đó là miêu tả đúng nhất về cát của sông Hoàng Hà. Trạm thuỷ văn huyện Hoài Nam mấy năm gần đây thống kê: hằng năm lượng bùn cát sông Hoàng Hà chở xuống hạ lưu là 1,6 tỉ tấn, tức là nếu dùng xe tải bốn tấn mỗi ngày chở 1,1 triệu chuyến xe thì phải liên tục chở một năm mới hết được. Hằng năm lượng bùn cát sông Hoàng Hà tải nhiều như thế khiến cho lòng sông vùng hạ du ngày một nâng cao, cuối cùng mặt nước sông cao hơn cả mặt đất vùng chung quanh, trở thành dòng sông nổi trên mặt đất. Mỗi lần mùa mưa đến, nước sông dâng lên, nước lũ tràn ra phá vỡ đê, ngập chìm cả một vùng rộng lớn.

Vậy vì sao bùn cát sông Hoàng Hà lại nhiều như thế? Muốn trả lời câu hỏi này, ta phải xem bản đồ. Nguyên sông Hoàng Hà sau khi chảy qua tỉnh Thanh Hải thì đi vào cao nguyên Hoàng thổ. Đó chính là vùng đất đỏ cung cấp bùn cát cho dòng sông. Vì trên cao nguyên Hoàng thổ lớp đất đỏ rất dày, chất đất tươi xốp, có chỗ dày hơn 100 m, bề mặt không có thảm cây bảo vệ, nên đến mùa mưa dưới tác dụng của dòng nước quét, nhiều bùn cát trôi vào dòng sông. Cao nguyên Hoàng thổ là nguyên nhân chủ yếu gây nên bùn cát của sông Hoàng Hà. Trong lịch sử Trung Quốc vùng cao nguyên này trước kia đã từng là những cánh rừng rậm rạp, cây cỏ phì nhiêu, hồi đó bùn cát trong nước sông ít. Cách đây khoảng 1.000 năm những cánh rừng này đã bị phá hoại, gây cho đất cát bị cuốn trôi rất nhiều.

Tìm được nguyên nhân chủ yếu, đưa ra biện pháp tương ứng thì bùn cát sông Hoàng Hà sẽ giảm thấp, đó chính là biện pháp hiệu quả nhất. Ngày nay nhân dân vùng cao nguyên Hoàng thổ và hai bờ sông Hoàng Hà đang tích cực khắc phục trồng cây và thảm cỏ, nước sông Hoàng Hà nhất định sẽ có ngày xanh trong trở lại.

Vì sao phải phóng vệ tinh khí tượng?

Trái Đất là một hành tinh. Phàm những thiên thể quay quanh hành tinh đều gọi là vệ tinh.

Vì sao nồi áp suất có thể nấu chín thịt trong một thời gian ngắn?

Hiện nay, rất nhiều gia đình đã sử dụng nồi áp suất để nấu nướng thức ăn. Chúng ta đều biết rằng, thịt bò là loại khó nhừ, nếu dùng nồi thường phải mất từ 2 đến 3 tiếng, còn dùng nồi áp suất thì chỉ mất 30 đến 40 phút là thịt đã chín nhừ.

Tại sao cao su lại được gọi là “vàng trắng” của Tây Nguyên

Một trong những nơi trồng nhiều cao su nhất chính là Tây Nguyên. Người dân Tây Nguyên gọi cao su là “vàng trắng” vì nó mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người trồng nơi đây.

Vì sao phải đưa kính viễn vọng Hapbơn lên vũ trụ?

Kính viễn vọng Hapbơn (Hubble) mang tên nhà thiên văn Mỹ. Ngày 25 tháng 4 năm 1990, kính viễn vọng Hapbơn được máy bay vũ trụ "Phát hiện" đưa vào vũ...

Vì sao các thiết bị vũ trụ chở người phải có thiết bị cấp cứu?

Ngày 27 tháng 9 năm 1983 trên sân bay vũ trụ Baiconua của Nga, khi con tàu vũ trụ "Liên minh T-10A" sắp cất cánh, bỗng động cơ tầng 1 của tên lửa đẩy...

Vì sao độ nóng và độ lạnh ở Bắc bán cầu biến đổi lớn hơn Nam bán cầu?

Trong một năm nhiệt lượng ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống Bắc bán cầu và Nam bán cầu gần như nhau. Điểm khác nhau chỉ là mùa hè ở Bắc bán cầu ít hơn mùa...

Tại sao nói vũ trụ có thể bắt đầu từ một vụ nổ lớn?

Vũ trụ bắt nguồn như thế nào? Từ cổ chí kim, từ trong đến ngoài ai cũng đều quan tâm đến vấn đề này. Về phương diện này có rất nhiều truyền thuyết, thẩn thoại, cũng có người nêu ra không ít giả thuyết khoa học...

Vì sao tóc của một số thanh, thiếu niên bạc sớm?

Theo tuổi tác, tóc từ màu đen biến thành màu xám, rồi chuyển dần sang màu bạc. Tuổi càng già, tóc càng bạc, đó là điều đương nhiên, ai cũng không cho...

Tại sao cao lương vừa chống được hạn hán vừa chống được úng?

Cao lương là một cây trồng có khả năng chống hạn rất tốt cho nên con người gọi nó “lạc đà của giới thực vật”. Cao lương có thể chịu hạn, là do nó có...