Vì sao lá cây có đốm?

Nếu bạn quan sát kĩ những cây xung quanh sẽ phát hiện thấy hiện tượng kì lạ: đó là lá của một số loài cây có đốm màu vàng, màu nâu, thậm chí là màu đen to nhỏ khác nhau. Vì sao lá cây lại có đốm như vậy?

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chứng tỏ: lá cây xuất hiện các đốm là do ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng gây nên. Các nhà máy hóa chất, luyện kim, xi măng, gang thép, nhiệt điện; các phương tiện giao thông ô tô, tàu hỏa đã thải vào không khí một lượng lớn khí độc như khí sunfua, florua cacbon, clo, amoni, etylen, khí ôzôn và các hợp chất của chúng khiến cho một số loài cây bị tổn thương nghiêm trọng.

Lá cây là cơ quan trao đổi khí, trực tiếp tiếp xúc với không khí cho nên những chất ô nhiễm không khí gây tổn thương cho cây chủ yếu biểu hiện trên lá. Vì “phản ứng” của các loại cây đối với ô nhiễm không khí khác nhau, cho nên những chứng trạng tổn thương xuất hiện trên lá cũng khác nhau. Đốm bệnh do khí sunfua gây nên phần nhiều xuất hiện giữa các gân lá, viền các đốm bệnh rất rõ ràng, nhất là những lá non mới duỗi ra rất nhạy cảm.

Những đốm bệnh do florua cacbon gây nên phần nhiều ở đầu nhọn cuối lá hoặc đường viền lá, những lá non bị bệnh thì đường viền các đốm thường có màu đỏ hoặc màu nâu đậm. Những đốm bệnh do khí clo gây nên chủ yếu xuất hiện giữa các gân lá, đường viền các đốm bệnh mờ nhòe hoặc là một khu quá độ. Những đốm bệnh do khí ôzôn gây nên chủ yếu xuất hiện ở mặt lá, là những đốm nhỏ li ti tập trung gần nhau, còn những đốm bệnh do axit nitric, peroxit acetyl gây nên thường xuất hiện những đốm màu trắng hoặc màu vàng ở mặt sau lá. Chúng ta có thể căn cứ vào tình trạng lá cây bị tổn thương để phán đoán sự ô nhiễm của khu vực này thuộc loại ô nhiễm gì và mức độ nghiêm trọng đến đâu.

Tuy nhiên, với các loài cây khác nhau thì độ nhạy cảm với ô nhiễm không khí cũng khác nhau. Ví dụ cây táo, anh đào hay cây huyền linh mộc tương đối nhạy cảm với khí sunfurơ; cây thuốc lá, cây tử kinh tương đối nhạy cảm với khí florua, cây hướng dương, đại mạch tương đối nhạy cảm với khí clo. Chúng ta có thể lợi dụng đặc tính này của các loài cây để làm chỉ thị, cảnh báo và giám sát về ô nhiễm môi trường.

Từ khoá: Ô nhiễm không khí. Giám sát đo lường; Thực vật.

Tường ngăn lửa (tường lửa) là gì?

Trong thời kỳ dài trước đây, nhà cửa đều là cấu trúc gạch và gỗ. Thậm trí còn là nhà tranh.

Tại sao lạc đà được gọi là "chiếc thuyền của sa mạc"

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có...

Vì sao việc tập cho mắt có thể giúp đề phòng cận thị?

Một đôi mắt bình thường vì sao dần dần lại biến thành cận thị? Nguyên nhân chủ yếu là bệnh nhân không dùng mắt hợp quy tắc vệ sinh. Nếu trong một thời...

Vì sao đoạn đường sắt cong không an toàn nhưng đoạn đường nhựa cong lại an toàn?

Đường cao tốc rộng lớn, phẳng phiu, có đủ những điều kiện tốt cho xe chạy, tuy nhiên, khi chạy trên đường cao tốc quá thẳng tắp, quá bằng phẳng, âm...

Tại sao chim trống thường đẹp hơn chim mái?

Trong xã hội loài người, nhu cầu theo đuổi ngoại hình đẹp của nữ giới bao giờ cũng cao hơn nam giới, trang phục đẹp sặc sỡ dường như đã trở thành lợi thế đặc biệt của nữ giới.

Làm thế nào để biết một hòn đá là thiên thạch?

Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu....

Vì sao cần phải nghiên cứu kỹ thuật luyện kim trong không gian vũ trụ?

Đề cập đến kỹ thuật luyện kim trong không gian vũ trụ chắc các bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì loài người còn chưa bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật đó. Nói...

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...

Tại sao cần phải tăng tốc độ chạy tàu đường sắt?

Đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tốc độ vận chuyển đường sắt ngày càng có tầm quan trọng. Cục Đường sắt Trung Quốc quyết định, bắt...