Vì sao xi măng lại làm cho bê tông cứng bền?

Xi măng là loại vật liệu xây dựng được dùng phổ biến. Khi trộn xi măng với nước, đá, cát ta sẽ được bê tông rất rắn chắc.

Tại sao bê tông lại đóng rắn được?

Xi măng thường là hỗn hợp của canxi silicat hoặc cacbonat. Xi măng được sản xuất bằng cách dùng đá vôi (canxi cacbonat); đất sét (hợp chất của nhôm, silic và oxy) cho vào lò rồi nung ở nhiệt độ cao mà thành. Khi đem bột xi măng trộn với nước. Khoảng sau 1 giờ, các hạt xi măng sẽ bị bao bọc bằng lớp mỏng bán thẩm thấu. Màng chất mỏng này chính là do canxi silicat và nước tạo nên. Người ta gọi đây là quá trình kết hợp nước. Xi măng thường sau khi tiếp xúc với nước khoảng 4 giờ mới bắt đầu đóng rắn. Bấy giờ nhờ hiện tượng bán thẩm thấu, phần nước bên ngoài sẽ ngấm dần vào bên trong lớp màng. Các hạt xi măng sẽ xảy ra sự hoà tan một phần tuỳ theo nồng độ. Do áp suất thẩm thấu, thể tích tăng lên, màng mỏng vỡ ra và lại hình thành màng keo mới, quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần, bên ngoài hạt xi măng sẽ hình thành các tổ chức dạng sợi rỗng. Phần lớn các sợi rỗng giống như những "cây kim" rỗng lòng cứ thế phát triển ra phía ngoài. Các sợi nhỏ rỗng lòng giống như những "cây kim" lớn lên, kết hợp lại với nhau, nhờ đó các hạt sẽ kết dính với nhau tạo thành các "mạng lưới". Chính tổ chức mạng lưới tạo thành một hình khối có cấu trúc mạng lưới, nhờ đó cường độ của xi măng tăng lên.

Xi măng sau một số ngày sẽ dần dần rắn lại. Nếu đủ nước thì sau một số tháng, số năm cường độ bê tông sẽ tiếp tục tăng lên. Phản ứng giữa xi măng và nước xảy ra rất chậm. Để chứng minh điều đó, các nhà khoa học đã đem xi măng đã đóng rắn nghiền nhỏ, rồi trộn thêm nước, người ta thấy xi măng lại đóng rắn lần thứ hai. Khi xi măng đóng rắn có các kẽ nứt nhỏ có lúc sẽ tự liền lại. Nguyên nhân của hiện tượng tự liền lại là do khi có khe nứt, nước sẽ lọt vào, thẩm thấu vào bên trong, trên bề mặt của hạt xi măng lại xuất hiện các tổ chức sợi mới và làm cho khe nứt liền lại.

Tại sao nước biển mặn?

Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối...

Vì sao các vệ tinh nhân tạo quay quanh Trái Đất theo những quỹ đạo khác nhau?

Các vệ tinh nhân tạo chuyển động trên bầu trời của Trái Đất, theo chế độ cao quỹ đạo cách mặt đất có thể phân chia thành ba loại: quỹ đạo gần mặt đất...

Thực vật ở dưới biển sâu tiến hành quang hợp như thế nào?

Những thực vật sống ở trên cạn đều dựa vào chất diệp lục có trong cây, lợi dụng ánh sáng làm động lực lấy cacbonic và nước làm nguyên liệu, qua sự...

Tại sao khi trời sắp mưa mây chuyển màu xám?

Chính độ dày hay chiều cao của đám mây là nguyên nhân khiến cho mây có màu xám. Khi mây mỏng, chúng sẽ để cho phẩn lớn ánh sáng xuyên qua và có màu trắng...

Tại sao tàu phá băn có thể phá được băng?

Mỗi khi mùa đông đến, các vịnh cảng và mặt biển ở phương Bắc thường bị đóng băng, làm cản trở tàu bè đi lại. Để tiện cho việc tàu bè có thể ra vào...

Tại sao lạc đà được gọi là "chiếc thuyền của sa mạc"

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có...

Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?

Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 - 25 độ C Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa...

Vì sao một số cây nhiệt đới có rễ khí sinh?

Trên nhiều loại cây ở vùng Đông Nam Á, ta thấy rủ xuống những chiếc rễ lớn dạng tấm. Đôi khi là những sợi rễ dài, buông lòng thòng như dây thừng trong...

Vì sao miền Nam Trung Quốc nhiều mỏ kim loại màu còn miền Bắc nhiều mỏ năng lượng?

Nguồn khoáng sản của Trung Quốc rất phong phú. Những loại quặng trên thế giới đã phát hiện thì hầu như ở Trung Quốc đều tìm thấy nhưng sự phân bố rất...