Lớp phủ phía sau tấm gương bằng bạc hay thuỷ ngân?

Bạn hãy tự xem xét kỹ mặt sau của tấm gương soi. Bạn sẽ thấy chính là màu sáng lấp loáng của lớp bạc. Thế phía sau tấm gương được mạ bằng gì? Có người gọi đó là bạc, có người bảo đó là thuỷ ngân. Vậy thì ai nói đúng? Vào buổi đầu để làm ra tấm gương, người ta dán lá thiếc lên mặt gương sau đó trải tiếp một lớp thuỷ ngân. Do thuỷ ngân rất dễ hoà tan thiếc nên sẽ tạo nên một lớp thiếc - thuỷ ngân sáng óng ánh màu bạc đó là lớp tráng "thiếc - thuỷ ngân". Lớp tráng thiếc - thuỷ ngân bám rất chắc trên gương và ta sản xuất được một tấm gương soi.

Làm gương soi theo kiểu này thật nhiêu khê, tốn cả tháng trời. Vả lại thuỷ ngân lại rất độc, mặt gương tạo được cũng không thật sáng.

Ngày nay gương soi phần lớn được trải một lớp bạc mỏng. Việc trải lớp bạc này đã sử dụng một phản ứng lý thú trong hoá học: "Phản ứng tráng gương". Nếu thấy hứng thú, bạn có thể làm thử. Bạn lấy 1 ống nghiệm sạch, cho vào đó 2ml dung dịch bạc nitrat 2%, sau đó thêm vào ống nghiệm dung dịch amoniac 5% từng giọt một, cho đến khi kết tủa màu trắng hình thành bị tan hoàn toàn với 1 giọt dung dịch amoniac thì ngừng lại. Cuối cùng thêm vào 2ml dung dịch glucoza 10%. Lắc đều hỗn hợp. Ngâm ống nghiệm vào nước nóng 60 - 80°C. Một lúc sau trên thành ống nghiệm sẽ xuất hiện lớp bạc kim loại sáng lấp lánh. Như vậy ta đã chế tạo được lớp bạc trên thuỷ tinh.

Đó chính là do glucoza là một chất khử, có thể khử ion bạc trong muối bạc nitrat thành bạc kim loại lắng xuống và bám vào thành thuỷ tinh ống nghiệm. Ngoài đường glucoza, trong các công xưởng người ta còn dùng anđehyt fomic (còn gọi là fomalin), thiếc clorua… làm chất khử. Để cho gương được bền, sau khi tráng bạc người ta chế tạo lớp sơn bảo vệ màu đỏ. Nhờ đó lớp bạc sẽ không bị tróc và rơi ra.

Có người nói "sau mặt gương là thuỷ ngân, sờ tay vào sẽ bị ngộ độc". Thực ra thì đã từ hơn 300 năm về trước, người ta đã dùng "phản ứng tráng gương" để chế tạo gương soi. Ngày nay hầu như toàn bộ gương đều là gương mạ bạc. Gương mạ thuỷ ngân chỉ có ở các viện bảo tàng. Gần đây đã xuất hiện loại "gương nhôm" lớp phía sau mặt gương là lớp nhôm mỏng.

Có thể hợp nhất máy tính, ti vi và điện thoại làm một được không?

Ba chức năng máy tính, ti vi và điện thoại có thể được thực hiện bởi một thiết bị.

Tại sao cây ngân hạnh lại được gọi là "hóa thạch sống"?

Cây ngân hạnh là loại cây đặc sản của Trung Quốc. Trên thế giới chỉ có một số nước lấy giống từ Trung Quốc trồng được thôi.

Thế nào gọi là thiên văn học toàn sóng?

Kính viễn vọng từ khi phát minh đến nay chưa đến 4 thế kỷ. Ngày nay đường kính kính viễn vọng quang học rất to, uy lực rất mạnh, vượt xa so với kính...

Vì sao Đài khí tượng có thể dự báo thời tiết?

Sáng, trưa và tối hằng ngày, mở đài thu thanh bạn có thể nghe thấy Đài khí tượng thông báo thời tiết. Chắc bạn sẽ hỏi vì sao Đài khí tượng lại có thể...

Vì sao khi mở nắp bình nước ga lại có nhiều bóng khí thoát ra?

Để giải đáp câu hỏi này trước hết xin giới thiệu một chút về nước có ga.

Hiện nay thế giới chú ý đến những điều gì của vấn đề môi trường toàn cầu?

Ngày 18/11/1992, toàn thế giới có 1.575 nhà khoa học (trong đó bao gồm 99 người được giải thưởng Nobel) đã đưa ra lời cảnh báo đối với nhân dân toàn...

Vì sao thiên văn phải dùng năm ánh sáng để tính khoảng cách?

Trong cuộc sống ta thường lấy: cm, m, km là đơn vị tính độ dài. Ví dụ một tấm kính có độ dày 1 cm, 1 người cao 1,8 m, khoảng cách giữa hai thành phố...

Tại sao mắt của một số động vật có vú mọc ở phía trước mặt, còn một số khác lại mọc ở hai bên mặt?

Điều này có liên quan mật thiết với phương thức sinh sống của chúng.

Ánh sáng “vô địch vũ trụ” về tốc độ

Các nhà vật lý đã khẳng định rằng vận tốc ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/giây) là cực đại trong vũ trụ.