Tại sao một số kỷ lục cao nhất trên thế giới được gọi là “Kỷ lục thế giới Guiness”?

Guiness vốn là tên một xưởng làm rượu. Xưởng này đã có tới hơn 200 năm lịch sử. Nó vốn sản xuất một thứ rượu gọi là rượu Guiness. “Làm rượu” và “nhất thế giới” tất nhiên là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, nhưng đã có một cơ hội ngẫu nhiên làm cho hai điều này có thể gắn bó với nhau.

Năm 1951 viên quản lý xưởng này tên là Piphây, trong khi đi săn bỗng nhiên nảy ra một ý nghĩ mới lạ: con chim có màu lông óng vàng phải chăng là loài chim bay nhanh nhất châu Âu? Ông ta bèn tìmhỏi tất cả các cơ quan tư vấn, lục lọi rất nhiều tư liệu sách vở, nhưng cuối cùng cũng chẳng có ai trả lời được cho ông ta câu hỏi này.

Vì thế ông ta mới bắt đẩu biên soạn một cuốn sách chuyên môn trả lời những câu hỏi đại loại như thế của tất cả mọi người. Piphây thu thập các tư liệu về vấn đề này, đồng thời cùng với một người anh em là Maiaot hợp tác thành lập một cơ quan chuyên môn thu thập tài liệu về những gì “nhất trên thế giới”.

Năm 1955 đã xuất bản cuốn sách lớn về các kỷ lục thế giới Guiness. Chỉ t rong ba tháng, sách đã bán hết không còn cuốn nào và trở thành một trong các cuốn sách được khách hàng tranh cướp.

Về sau ban biên tập của cuốn sách này năm nào cũng phải bỏ rất nhiều thời gian để thẩm tra, phân tích, sửa chữa các tài liệu có liên quan để xuất bản một cuốn sách mới. Đến đẩu những năm 90 thế kỷ XX, cuốn sách về kỷ lục thế giới Guiness đã được dịch thành hàng chục thứ tiếng. Tổng số lượng phát hành lên tới vài chục triệu bản.

Tất cả những cái gì “nhất thế giới” đều được ghi lại trong bộ sách về kỷ lục thế giới Guiness, bao quát đủ các mặt trong thế giới tự nhiên và thế giới con người, lớn thì đến vũ trụ và các thiên thể, nhỏ thì cho đến các loài côn trùng, cỏ hoa, tảo, nấm... Nhờ có những chủ trương là “thú vị” và “mới lạ”, nó được độc giả ở tất cả các nước hết sức hoan nghênh, và được coi là “thư viện những cái nhất thế giới”. Vì thế tất cả các kỷ lục nhất thế giới được thu thập vào trong sách này đều được người ta gọi là “kỷ lục Guiness”.

Vì sao mùa mưa phùn phải đề phòng mốc ẩm?

Mưa phùn chủ yếu là chỉ thời tiết mưa dầm liên miên vào đầu mùa hạ ở khu vực sông Hoài trong một thời gian dài. Vì đó chính là mùa mai chín vàng, nên...

Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ...

Vì sao miền Đông Nam Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió tây bắc?

Phần lớn miền duyên hải Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió đông bắc. Hướng gió thay đổi theo mùa gọi là gió mùa.

Vì sao trong bánh mì có nhiều lỗ nhỏ?

Bánh mì có mùi thơm ngon, là loại thức ăn được nhiều người ưa thích. Nhìn kỹ miếng bánh mì mềm, xốp bạn sẽ thấy nhiều lỗ nhỏ.

Sao siêu mới bùng nổ có ảnh hưởng đến Trái Đất không?

Ngày 24 tháng 2 năm 1987, một số nhà khoa học ở Đại học Toronto, Canađa lần đầu tiên phát hiện trong tinh vân Magellan lớn ở tận cùng bầu trời phía...

Tại sao cây lau trúc vừa không thuộc loài lau sậy vừa không thuộc loài tre trúc?

Có một loài thực vật vừa giống lau sậy lại vừa giống tre, nói nó giống lau là vì xét về ngoại hình; nói nó giống tre, vì khi thân lớn già đi cứng,...

Vì sao máy bay vũ trụ cần làm lớp vỏ chịu nhiệt độ cao?

Hàng không vũ trụ là gì? Những chuyến bay của máy bay trực thăng, máy bay chở khách trong bầu khí quyển gọi là chuyến bay hàng không. Còn những chuyến...

Thế nào là vật liệu công năng bậc thang?

Bạn có nghe nói đến thuật ngữ vật liệu công năng bậc thang chưa? Đây là một thuật ngữ mới được các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra năm 1984. Nhưng có...

Vì sao không nên đốt lá khô tùy tiện?

Cuối thu mặt đất rụng đầy lá khô. Để xử lí chúng, người ta thường quét thành đống, rồi châm lửa đốt.