Vì sao nói Hải Vương Tinh được phát hiện dưới ngòi bút của các nhà toán học?

Hơn 2000 năm trước con người cho rằng trong hệ Mặt Trời chỉ có 6 hành tinh lớn. Thổ tinh là hành Tinh cách Mặt Trời gần nhất. Mãi đến tháng 3 năm 1781, nhờ kính viễn vọng tự chế của William - Herschel đã phát hiện được một thành viên mới trong gia đình hệ Mặt Trời, đó là Thiên Vương Tinh.

Sau khi Thiên Vương Tinh được phát hiện người ta mong muốn nhìn thấy nó ngay nên dấy lên một cao trào quan sát Thiên Vương Tinh. Sau đó không lâu các nhà khoa học phát hiện người anh em mới của Trái Đất này là một hành tinh có tính cách rất oái ăm. Các hành tinh khác đều quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo đúng như định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn, duy chỉ có Thiên Vương Tinh là không an phận như thế mà có lúc có hiện tượng "nhảy" ra khỏi quỹ đạo. Các nhà thiên văn nghĩ rằng ngoài Thiên Vương Tinh ra nhất định còn có một hành tinh chưa phát hiện được, chính lực hấp dẫn của hành tinh này đã nhiễu loạn quỹ đạo của Thiên Vương Tinh.

Hành tinh chưa biết đó dĩ nhiên còn cách Mặt Trời xa hơn Thiên Vương Tinh, độ sáng của nó nhất định rất yếu, trong bầu trời mênh mông này việc tìm nó cũng khó như "tìm kim đáy bể", bởi vì có quá nhiều yếu tố chưa biết đến.

Nhưng " Nghé con không sợ hổ". Ở thập kỷ 40 của thế kỷ XIX có hai chàng thanh niên đồng thời công phá vào cửa ải khó khăn này. Họ không dùng những kính viễn vọng thiên văn tiên tiến nhất mà chỉ dùng bút và giấy để tìm ra ngôi hành tinh xa xăm đó. Họ là Le Verrir người Pháp và Adams người Anh.

Tháng 10 năm 1845 chàng thanh niên sinh viên Adams đại học Liusiao Anh 26 tuổi này qua tính toán gian khổ 2 năm đã tìm ra quỹ đạo không gian của hành tinh chưa biết đó và lập tức gửi kết quả đến Đài trưởng Airy Đài thiên văn Green wich London Anh. Đáng tiếc là Adams không gặp may, cái mốc của sự việc này không được coi trọng đúng mức mà bị bỏ quên trong ngăn kéo, không được kịp thời quan sát để nghiệm chứng.

Còn Le Verrir chàng thanh niên Pháp gặp may hơn, cuối tháng 8 năm 1846 người thanh niên 36 tuổi này đã hoàn thành tính toán. Cậu lần lượt gửi kết quả đến mấy Đài thiên văn lớn của các nước Châu Âu, nhờ họ giúp đỡ quan sát nghiệm chứng. Hạ tuần tháng 9 nhà thiên văn Galơ (Galle) của Đài thiên văn Beclin Đức nhận được thư, ngay đêm đó ông đã quan sát trên bầu trời và tìm thấy nó. Về sau người ta dùng tên của một vị thần trong truyện thần thoại Hy lạp để đặt tên cho hành tinh này gọi là Hải Vương Tinh.

Sự phát hiện Hải Vương Tinh đã chứng thực một cách sinh động tính chính xác của định luật Kêple và định luật lực vạn vật hấp dẫn của Niutơn, thể hiện dùng lý luận khoa học để dự đoán những sự vật chưa biết rất có hiệu quả. Đúng như một nhà khoa học đã nói "ngoài cái bút, một lọ mực và mấy tờ giấy ra thì họ không cần một thiết bị nào khác mà vẫn có thể dự đoán được một hành tinh xa xăm. Sự việc đó bất kể diễn ra khi nào đều vô cùng hấp dẫn con người".

Ngòi bút của Le Verrir và Adams đã phát hiện ra Hải Vương Tinh. Tên tuổi của họ mãi mãi được ghi vào sử sách của ngành Thiên văn.

Tại sao gấu Bắc Cực không sợ lạnh giá ở Bắc Cực?

Bắc Cực là một thế giới tràn ngập băng tuyết. Đối mặt với khí hậu lạnh giá như vậy, có nhiều loài động vật to lớn lùi bước, nhưng gấu Bắc Cực lại có...

Vì sao Trung Quốc cấm đốt pháo?

Hằng năm khi đến tết, nhiều người rất thích đốt pháo, đặc biệt là trẻ em. Đốt pháo nổ hoặc đốt pháo bông, pháo hoa, màu sắc muôn vẻ thật là náo nhiệt!...

Tại sao hình dạng của xe "công thức" lại rất kỳ quái?

Từ khi ra đời, ô tô luôn luôn là một phương tiện giao thông quan trọng nhất của con người. Đồng thời, ô tô cũng gia nhập vào hàng ngũ của các cuộc đua...

Vì sao nói đảo Hải Nam vốn liền với đại lục?

Hải Nam là đảo lớn thứ hai của Trung Quốc. Nó nằm trên nền lục địa phía bắc biển Đông, bờ bắc cách eo biển Quỳnh Châu và nhìn sang bán đảo Lôi Châu...

Vì sao thức ăn đóng hộp bảo quản được lâu?

Chúng ta thường thấy trong các siêu thị có bày bán nhiều loại thực phẩm đóng hộp; hoa quả, đậu, thịt, cá đóng hộp. Đó là thực phẩm đóng hộp không chỉ...

Vì sao mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh?

"Mùa xuân cần ấm, mùa thu cần lạnh" là câu nói cửa miệng mà ta thường nghe thấy. Ý nghĩa của câu này là khí hậu mùa xuân vừa chuyển sang ấm, không nên...

Tại sao rắn đuôi kêu khi bò có thể phát ra tiếng kêu?

Một số vùng ở Châu Mĩ khi nghe thấy âm thanh "cala - cala", người không có kinh nghiệm đấy là tiếng nước chảy từ khe suối, nhưng xung quanh lại chẳng có một con suối nào cả.

Vì sao trong vũ trụ lại có hiện tượng mất trọng lượng?

Mọi vật trên Trái Đất đều chịu sức hút của Trái Đất. Đó gọi là trọng lực.

Làm thế nào tính được số cá trong ao?

Trong cuộc sống hàng ngày người ta thường có yêu cầu ước lượng các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ ước lượng sản lượng lúa. Người ta thường dùng biện pháp...