Tại sao những chiếc lá màu đỏ cũng có thể tiến hành quang hợp được?

Lá xanh của thực vật được con người gọi là “nhà máy màu xanh”. Chúng ta đều biết thực vật muốn tạo ra chất hữu cơ phải tiến hành quang hợp. Mà muốn tiến hành quang hợp nhất định phải có chất diệp lục. Tuy nhiên, tại sao có một số cây như củ cải đường, rau dền, cây hải đường có lá màu đỏ, nhưng chúng cũng có thể tiến hành quang hợp được?

Bởi vì lá của những cây này tuy có màu đỏ nhưng trong lá vẫn có chất diệp lục. Còn các lá đó có màu đỏ chủ yếu là do chúng có chất quỳ màu đỏ, trong lá có chứa rất nhiều chất quỳ, màu sắc cũng rất đậm, làm che mất màu xanh của chất diệp lục.

Để chứng minh việc này không có khó khăn gì, chỉ cần ngắt những chiếc lá đỏ cho vào nước nóng đun lên một lúc thì lộ rõ chân tướng thôi. Chất quỳ có trong lá rất dễ hòa tan trong nước, mà chất diệp lục lại không tan được. Trong nước nóng chất quỳ hòa tan hết, chất diệp lục vẫn còn giữ trong lá, sau khi nấu lá từ màu đỏ sẽ chuyển sang màu xanh, điều này chứng minh trong lá cây màu đỏ thực sự có tồn tại chất diệp lục.

Ngoài ra còn có nhiều thực vật sinh sống dưới đáy biển như hải đới, tảo tía v.v. cũng thường có màu nâu hoặc màu đỏ. Trên thực tế trong chúng cũng có chất diệp lục. Chỉ có điều màu xanh đã bị sắc tố khác che phủ mất mà thôi.

Tại sao vỏ cây đỗ trọng sau khi bẻ sẽ có sợi rất dai?

Chúng ta ăn ngó sen tươi non trắng, bẻ đôi nó, sẽ thấy có rất nhiều những sợi tơ mảnh nối liền có thể kéo dài hơn 10 cm. Nếu đặt dưới kính hiển vi...

Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc...

Làm thế nào để xử lý mối quan hệ giữa kiến trúc hiện đại và giao thông?

Tính khoa học của việc quy hoạch thành phố hiện đại không thể tách rời sự phối trí hợp lý giữa công trình kiến trúc và đường sá giao thông, đồng thời...

Tại sao kiến trúc cổ của Trung Quốc thường có mái hiên vểnh ngược lên?

Trung Quốc cổ đại có nhiều kiến trúc cổ nổi tiếng rường vẽ hoa, xà chạm trổ, màu sắc rực rỡ, nhất là những mái nhà lớn đẹp lạ thường, nóc nhà hơi vểnh...

Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người?

Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá...

Vì sao tầm nhìn của chim ưng rất xa?

Từ trên không cao tới 2 3 nghìn mét, chim ưng có thể nhìn thấy chính xác một con chuột đồng hoặc một con chó đang chạy dưới mặt đất. Những con mồi này...

Bãi cá nhân tạo là thế nào?

Có một lần mấy nhà khoa học Italia trong quá trình điều tra biển vùng duyên hải Rơnaia phát hiện: ném ô tô hỏng xuống biển sẽ thu hút một lượng lớn...

Có phải côn trùng hình gáo là những côn trùng có ích không?

Côn trùng hình gáo là một thành viên có hình dáng rất kì lạ trong vương quốc côn trùng. Chúng giống như nửa quả bóng cao su bị cắt làm hai, hay giống như một cái gáo nước nhỏ, vì thế, côn trùng hình gáo có được cái tên như vậy.

Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn Bắc Cực?

Nam Cực và Bắc Cực là những vùng lạnh nhất trên Trái Đất. Ở đó quanh năm gió lạnh thổi ù ù, đầy trời băng tuyết, là một thế giới màu trắng bạc.