Sử dụng điện thoại di động có ảnh hưởng sức khỏe không?

Năm 1990, ở bang Floriđa, Mỹ có một phụ nữ tên là Susan, kiện một Công ty sản xuất điện thoại di động: sau khi sử dụng điện thoại di động của họ sản xuất không lâu thì bà ta bị đau đầu, buồn ngủ, tiếp theo là mắt bên phải bị mờ. Sau hai năm bà vào bệnh viện khám, kết quả chẩn đoán có khối u não. Cuối năm đó bà ta qua đời.

Cái chết của bà Susan đã gây nên sự chú ý cho các nhà khoa học. Họ bắt đầu nghiên cứu sóng điện từ của máy điện thoại di động sản sinh ra, kết quả phát hiện thấy: lượng sóng điện từ mà cơ thể người hấp thụ tỉ lệ với cường độ của sóng cũng như cự li xa hay gần, thời gian sử dụng máy bao lâu. Hiện nay loại máy gần phần đầu của con người nhất là điện thoại di động, vì vậy ảnh hưởng của nó đối với cơ thể tương đối lớn. Sự ảnh hưởng này có thể chia thành hai loại, đó là hiệu ứng nhiệt và hiệu ứng phi nhiệt.

Sóng điện từ do điện thoại di động phát ra sẽ làm cho các phân tử trong cơ thể rung động, từ đó sản sinh ra hiệu ứng nhiệt.

Để xác định thêm một bước, các nhà khoa học đã làm một thực nghiệm. Trước hết họ làm một cái đầu người giả, ở phía trên mắt đặt một máy đo nhiệt độ, sau đó đặt một điện thoại di động cách đầu người giả này 5 cm. Rất nhanh, nhiệt độ trong nhãn cầu đã tăng lên khoảng 0,5 oC. Thí nghiệm còn cho thấy: tần số điện thoại di động sử dụng càng cao thì biên độ nhiệt độ tăng lên càng lớn.

Sóng điện từ do máy điện thoại di động phát ra còn sản sinh ra hiệu ứng phi nhiệt đối với cơ thể, chủ yếu là gây cho nhiễm sắc thể của cơ thể biến đổi khác thường, từ đó dẫn đến tổ chức của cơ thể phát sinh biến dị, khiến cho chức năng bình thường bao gồm cả chức năng miễn dịch suy thoái dần.

Sau này, cùng với các kênh điện thoại di động tăng lên và kĩ thuật số được tăng cường, bức xạ của sóng điện từ do điện thoại di động phát ra cũng sẽ ngày càng mạnh, do đó tính nguy hại của nó đối với cơ thể càng lớn. Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu các đối sách để ứng phó lại bức xạ sóng điện từ.

Từ khoá: Điện thoại di động; Bức xạ sóng điện từ; Hiệu ứng nhiệt; Hiệu ứng phi nhiệt.

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

Thế nào là tự động hóa nhà máy?

Tự động hóa nhà máy là một khái niệm rất rộng, cũng là một khái niệm tương đối. Một nhà máy thực hiện tự động hóa cần làm được các việc như sau:

Bạn có biết gió có khả năng phát điện không?

Mọi việc đều có tính hai mặt, gió lớn ẩn chứa sức tàn phá khủng khiếp, song nó cũng hàm chứa nguồn năng lượng rất lớn...

Tại sao khi ta rót bia vào cốc lại có nhiều bọt trên bề mặt?

Khi rót bia vào cốc, bạn sẽ thấy có rất nhiều bọt khí từ đáy cốc sủi lên trên. Mọi người thường cho rằng, những bọt khí này vốn đã có sẵn trong bia.

Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?

Bạn đã xem các trận thi đấu thể thao nào chưa? Các vận động viên thể thao có thân thể tráng kiện, động tác thuần thục chính xác, đẹp mắt khiến người...

Bí ẩn của cây tầm gửi

Vào những ngày mùa này trong năm, những chùm cây tẩm gửi với quả trắng mọng và lá xanh mướt thường được treo lên cửa ra vào các ngôi nhà, gợi cảm hứng...

Sự sống ra đời từ bao giờ?

Trái Đất mà chúng ta đang sống là muôn hình muôn vẻ, đầy những sự sống đang sinh sôi. Cho đến nay, các loài sinh vật đã biết trên thế giới có khoảng hơn 1.400.000 loài, thêm vào đó có nhiều chủng loại mới chưa được phát hiện...

Vì sao có động vật ngủ đông, có động vật không ngủ đông?

Hàng năm cứ vào đẩu mùa đông rất nhiều con vật biến mất khỏi mắt chúng ta. Một số con di cư, một số con khác thì chìm vào giấc ngủ sâu. Các nhà khoa học đặt tên cho giấc ngủ mùa đông là “sự ngủ đông”....

Tại sao ong mật sau khi đốt người xong lại bị chết?

Mọi người đều biết, ong mật có thể đốt người, bởi vậy rất nhiều người sợ ong. Thực ra, ong mật bất đắc dĩ lắm mới đốt người, bởi vì sau khi ong đốt người xong thì chính nó cũng phải chết.