Vì sao trong động đá vôi, nhũ đá thì chảy xuống dưới còn măng đá lại mọc hướng lên trên?

Bạn đã từng nhìn thấy nhũ đá và măng đá chưa? Bạn có thể tới Quảng Bình, thăm Phong Nha-Kẻ Bảng, ở đó có rất nhiều nhũ đá và măng đá. Nhũ đá và măng đá, một như băng tuyết mùa đông nhỏ xuống từ mái nhà, một như măng trúc mùa xuân nhú lên từ mặt đất.

Những hang động có nhũ đá và măng đá đều phải là hang động đá vôi. Trên đỉnh hang có rất nhiều khe nứt, và từ mỗi khe nứt ấy, nước từng giọt từng giọt nhỏ xuống. Khi nước bốc hơi hết, còn lắng lại là chút canxi. Quá trình tích lũy canxi lắng đọng như thế, cuối cùng hình thành nhũ đá (còn gọi là thạch nhũ). Đây là thời kì đầu của nhũ đá. Về sau, bên ngoài nhũ đá lại được bao phủ bởi tầng tầng lớp lớp đá vôi, mỗi lúc một nhiều, mỗi lúc một dài. Thậm chí, có những nhũ đá dài tới cả mấy mét.

Măng đá là người bạn đồng hành thân thiết của nhũ đá. Khi nước từ trên đỉnh hang nhỏ xuống, đá vôi cũng được tích lũy dưới mặt đất. Cứ như vậy, măng đá vươn cao, hướng lên phía nhũ đá. Có thể nói, nhũ đá là “tiền bối” và “măng đá” là “hậu bối” vậy. Vì phát khởi từ đất, diện tích bám trụ lớn, vững chãi, không dễ bị ngắt đoạn, nên măng đá thường phát triển nhanh gấp mấy lần nhũ đá. Măng đá cao nhất có khi đạt tới 30 m, giống như một tháp đá, vững chãi đứng trên mặt đất.

Nhũ đá và măng đá cũng có khi tiếp xúc với nhau, gắn kết lại thành cột đá, hai đầu to thô, ở giữa lại mảnh, người không biết lại cho rằng có ai đục đẽo nên thế. Trong rất nhiều hang đá vôi, nhũ đá và măng đá không phải lúc nào cũng liền kề, liên kết với nhau. Nguyên nhân là nhũ đá bị đứt đoạn, đá vôi chặn dòng chảy của nước, nước buộc phải chuyển hướng, vì thế mà lại có một nhũ đá khác ra đời. Cứ như thế, nhũ đá và măng đá chả bao giờ “chạm mặt”.

Nước dưới lòng đất thật giống như một nghệ sỹ điêu khắc tài ba. Những nơi nước đi qua, những dấu vết nước để lại, khi thì là một khe suối, lúc lại là hang động, hoặc là nhũ đá, măng đá và rất nhiều điều tuyệt diệu khác. Tất cả tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên vô cùng xinh đẹp.

Vì sao nói biển là máy điều tiết khí hậu khổng lồ?

Nguyên nhân gây cho khí hậu trên Trái Đất biến đổi vô cùng phức tạp, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là tình trạng bầu không khí chịu nhiệt Mặt Trời và...

Lễ hội Carnavan do đâu mà có?

Carnavan là lễ hội truyền thống của nhân dân châu Âu và châu Mỹ. Ở một số nước châu Âu và châu Mỹ, ngoài lễ hội Noelra, lễ hội Carnavan là náo nhiệt...

Vì sao không nên dùng mắt trực tiếp quan sát nhật thực?

Nhật thực là hiện tượng tự nhiên hiếm thấy, đặc biệt nhật thực toàn phần càng kỳ quan, tráng lệ. Trong một thời gian ngắn, các nhà khoa học đã dùng...

Tại sao phải biến thông tin thành tri thức?

Thông tin là gì thì chúng ta đã làm rõ ngay từ bài một rồi. Thông tin thường có được thông qua việc xử lý và phân tích.

Vì sao epoxy được gọi là keo dán vạn năng?

Chúng ta không ai lạ lùng gì với keo dán. Thông thường keo dán là dung dịch các chất cao phân tử.

Trên hoả tinh có sự sống không?

Hoả Tinh là một thiên thể về số mặt nào đó rất giống với Trái Đất. Trong hệ Mặt Trời nó cách Mặt Trời 1,5 đơn vị thiên văn, so với Trái Đất cách Mặt...

Vì sao trước khi mưa giông trời rất oi bức?

Sáng sớm, khi Mặt Trời vừa lên cao, không khí đã rất nóng. Quạt quay vù vù, nhưng mồ hôi vẫn đầm đìa, không những nóng mà còn oi, mọi người đều nói:...

Các kiến trúc cao tầng chống gió như thế nào?

Tục ngữ có câu "cây to gió lớn". Kiến trúc cao tầng giống như một cây cực kỳ cao to, ảnh hưởng của gió đối với nó là rất lớn, đối với kiến trúc cao 50...

Vì sao dùng phương pháp thay thế dần ta lại nhận được các hình vẽ có hoạ tiết đẹp?

Trước hết ta xét chín hình vẽ. Bạn thấy có điều gì đáng nói không? Sự thực chín hình vẽ này chỉ là chụp lại từ một hình vẽ.